Cách sống sót qua thảm họa hạt nhân

Các chuyên gia Mỹ chỉ ra các dấu hiệu nhận biết bị phơi nhiễm phóng xạ và cách để sống sót nếu xảy ra thảm họa hạt nhân.

Bí kíp giúp sống sót qua thảm họa hạt nhân


Một vụ nổ hạt nhân. (Ảnh: Alamy).

Nếu thảm họa hạt nhân xảy ra, thế giới sẽ tràn ngập phóng xạ. Các chuyên gia của Hiệp hội hóa học Mỹ (ACS) chỉ ra những yếu tố sau để sống sót và sinh tồn nếu xảy ra thảm họa.


Ba yếu tố chính để sống sót. (Ảnh: ACS).

Điều này có nghĩa là phải sớm tránh càng xa càng tốt nơi xảy ra các vụ nổ hạt nhân, với sự che chắn tốt nhất có thể. Trong vòng một tuần phơi nhiễm bạn sẽ bị chóng mặt, mất phương hướng, suy nhược, mệt mỏi, rụng tóc, nôn ra máu và phân, khó lành vết thương, huyết áp thấp. Sau một tuần có thể dẫn đến tử vong.


Đám mây hình nấm đặc trưng của một vụ nổ hạt nhân. (Ảnh: ACS).

Có một cách đơn giản để ước lượng về khoảng cách an toàn trong vụ nổ hạt nhân. Nếu nhìn thấy một đám mây hình nấm, hãy nheo một mắt lại và giơ ngón tay cái lên ngang tầm mắt. Nếu thấy đám mây to hơn ngón tay, nghĩa là bạn đang ở khu vực nhiễm xạ nguy hiểm, cần rời xa càng sớm càng tốt.


Ống nano carbon đơn lớp (trái) và đa lớp (phải). (Ảnh: Veena Choudhary /Anju Gupta).

Các tấm chắn bức xạ dùng cho tàu vũ trụ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phù hợp làm nơi trú ẩn. Ngoài ra cũng có thể sử dụng vật liệu nano chống phóng xạ, chịu nhiệt và áp suất cao. Các bức tường làm bằng ống nano carbon có thể là một lựa chọn tốt, nó không những chống được bức xạ, mà còn chắc chắn hơn thép hàng trăm lần.


Sau khi đã có một nơi trú ẩn an toàn, điều cần quan tâm tiếp theo là sinh hoạt trong đó. Ba yếu tố cần thiết nhất lúc này là điện, nước và thức ăn. (Ảnh: ACS).


Sơ đồ pin nhiên liệu hydro. (Ảnh: Wikipedia).

Nơi trú ẩn không thể chứa quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, vừa tốn diện tích vừa không thể sử dụng lâu dài. Quang năng cũng không khả thi khi nơi trú ẩn thường ở sâu trong lòng đất khoảng 61 mét. Các chuyên gia cho rằng lựa chọn tốt nhất của năng lượng là sử dụng pin nhiên liệu, chuyển hóa năng từ nhiên liệu (thường là hydro) thành điện năng.


Mô hình kết hợp nuôi cá và trồng rau. (Ảnh: Alamy).

Sản phẩm thừa của quá trình chuyển hóa này là nước, có thể tận dụng để làm nước uống. Ngoài ra, có thể làm sạch nước nhiễm xạ bằng oxit graphene. Có nước nghĩa là có thể áp dụng mô hình aquaponics, kết hợp từ Aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và Hydroponics (thủy canh) để nuôi cá và trồng rau.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video