Lượng cồn trong máu có xu hướng cao hơn ở những phụ nữ uống cùng một lượng rượu trong cùng khoảng thời gian với nam giới. Điều này là do một loạt các yếu tố, từ hàm lượng nước trong cơ thể đến tốc độ cơ thể phân hủy chất cồn.
Tại sao một thức uống được tiêu thụ với số lượng như nhau lại ảnh hưởng đến hai giới tính khác nhau? Sinh học của chúng ta đóng vai trò gì trong việc tạo ra sự khác biệt này?
Nhiều người trong chúng ta đã nghĩ rằng, nồng độ cồn trong máu (viết tắt là BAC) sẽ giống nhau với những người uống cùng một lượng rượu.
Nhìn chung với khoảng 0,1% BAC, một người bắt đầu cảm thấy say xỉn và mất khả năng phán đoán và phối hợp. Những gì bạn nói ra có thể bắt đầu lơ lớ và bạn có thể bị suy giảm thính lực cũng như thời gian phản ứng bị chậm lại.
Kích cỡ cơ thể
Kích thước cơ thể sẽ quyết định khả năng pha loãng rượu khi uống vào. Một người có thể hình nhỏ hơn sẽ có ít không gian hơn để pha loãng rượu so với người có thân hình to lớn hơn.
Bên cạnh đó, tỷ lệ cơ trên chất béo ở một cá nhân cũng có tác dụng trong quá trình khuếch tán rượu. Lượng nước có sẵn để rượu tự pha loãng trong cơ bắp nhiều hơn trong chất béo. Điều này là do gần 76% mô cơ chứa nước, nhiều hơn đáng kể so với các mô mỡ. Do đó, khi máu mang cồn chảy trong cơ thể, cơ có xu hướng hấp thụ nhiều cồn hơn chất béo.
Nhìn chung, nam giới có tỷ lệ cơ-mỡ lớn hơn phụ nữ và mô cơ của họ có một lượng lớn máu chảy qua đó. Lượng máu lớn chảy qua các mô cơ giúp những đấng mày râu pha loãng rượu hiệu quả hơn là phụ nữ.
Mặt khác, chất béo cho phép một lượng máu nhỏ hơn chảy qua nó. Tỷ lệ chất béo cao hơn ở phụ nữ làm cho rượu cô đặc hơn trong máu của họ, làm tăng BAC của họ.
Hàm lượng nước trong cơ thể
Mức độ pha loãng rượu ở nam giới sẽ nhiều hơn so với nữ giới.
Hãy hình dung bạn thêm 3 muỗng cà phê đường vào một ly với 250ml nước và một ly khác với 500ml nước. Tất nhiên là cốc có ít nước hơn sẽ có nồng độ đường cao hơn. Khi nói đến nồng độ cồn trong cơ thể, nguy tắc tương tự cũng được áp dụng.
Rượu hòa tan hoàn toàn trong nước, vì thế nên nó có xu hướng di chuyển vào không gian nước của cơ thể chúng ta, giống như màu, cùng với không gian nội bào và ngoại bào. Khoảng 55% cơ thể của phụ nữ được tạo thành từ nước, trong khi cơ thể của đàn ông được tạo thành từ khoảng 68% là nước. Do đó, mức độ pha loãng rượu ở nam giới sẽ nhiều hơn so với nữ giới.
Khả năng chuyển hóa rượu
Khi bạn uống bất kỳ chất lỏng nào, đầu tiên nó sẽ đi qua đường tiêu hóa của bạn. Dạ dày là vị trí đầu tiên của quá trình chuyển hóa rượu, nơi nó hấp thụ lượng cồn đi qua nó vào máu. Các mao mạch sau đó mang rượu đến gan qua các tĩnh mạch cửa.
Gan là bộ phận chủ yếu của quá trình chuyển hóa rượu. Tế bào gan sản xuất ra một loại enzyme có tên là alcohol dehydrogenase (ADH), hoạt động như một chất xúc tác cho quá trình oxy hóa ethanol.
ADH xúc tác ethanol để tạo thành acetaldehyde, một hợp chất tương đối độc. Đó cũng là nguyên nhân gây ra những tác dụng không mong muốn của rượu như buồn nôn và đau đầu. Mặc dù cơ chế chuyển hóa rượu vẫn giống nhau đối với cả hai giới, nhưng điều tạo ra sự khác biệt lớn trong cách chúng ta phản ứng với rượu là lượng ADH có trong cơ thể.
Nam giới có các dạng ADH hoạt động trong cả dạ dày và gan, giúp chuyển hóa rượu nhanh chóng, trong khi phụ nữ có dạng ADH ít hoạt động hơn trong gan và hầu như không có ADH trong dạ dày. Điều này có thể làm giảm 30% sự hấp thụ rượu vào máu ở nam giới. Vì ADH có trong gan phụ nữ không hoạt động hiệu quả như ở nam giới, họ có xu hướng hấp thụ nhiều rượu hơn trong máu.
Sự dao động nồng độ hormone khiến phụ nữ chuyển hóa rượu chậm hơn và BAC cao hơn.
Nội tiết tố
Nội tiết tố ở phụ nữ cũng là một trong những đặc điểm làm xấu thêm những tác động của rượu. Sự dao động nồng độ hormone trong giai đoạn tiền kinh nguyệt khiến phụ nữ chuyển hóa rượu chậm hơn và BAC cao hơn.
Nhìn chung, cả theo góc độ sinh lý học và xã hội, việc nam giới uống rượu đều dễ chấp nhận hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ có thể thưởng thức 1 vài ly rượu vang cho riêng mình và cần điều chỉnh lượng rượu theo trọng lượng cơ thể để không bị say xỉn.