Bạn có biết, đằng sau vẻ đẹp rực rỡ của những “bông pháo hoa trên trời” là cả một sự kì công chế tạo...
>>> Lịch sử ra đời của pháo hoa
Hình ảnh những chùm pháo hoa nở rực rỡ trên bầu trời đã trở nên quá quen thuộc với nhiều người trong chúng ta mỗi khi có sự kiện quan trọng. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc để có thể chiêm ngưỡng những màn pháo hoa rực rỡ như thế thì cấu tạo của pháo hoa sẽ như thế nào chưa?
Với sự tò mò của mình, nhiếp ảnh gia Andrew Waits đã khai thác một khía cạnh khác mà khán giả ít khi chú ý tới, đó chính là diện mạo của những ngòi pháo trước khi châm nổ.
Bộ ảnh thú vị dưới đây có thể khiến người xem trầm trồ bởi sức mạnh không tưởng đằng sau những ngòi nổ nhỏ bé này.
Pháo hoa được phát minh từ năm 200 TCN vào đời nhà Hán tại Trung Quốc. Ít ai biết rằng, nguồn gốc ý tưởng chế tạo ra pháo hoa là khi người xưa chứng kiến cảnh ống tre nhỏ phát nổ khi bị ném vào lửa.
Chính vì lẽ đó mà trước đây phần vỏ của pháo hoa thường được làm từ ống tre, khúc gỗ hoặc vỏ sắt.
Tới thế kỉ XIII, pháo hoa và thuốc súng mới thực sự được lan truyền tới châu Âu. Trong khi nhiều quốc gia tập trung vào việc phát triển thuốc súng phục vụ chiến tranh, người Ý lại hứng thú với việc nghiên cứu pháo hoa.
Cấu tạo của pháo hoa hiện đại gồm 4 phần chính: khung, hạt cháy (hạt ngôi sao), bộ phận phát nổ và dây dẫn lửa.
Phần khung của pháo hoa gồm dây bện thành hình trụ tròn và giấy dán xung quanh.
Phần hạt cháy có dạng hình cầu, hình khối hoặc hình trụ.
Bộ phận phát nổ nằm ở giữa quả đạn, thường làm từ than đá, lưu huỳnh và kali nitrat.
Độ dài của dây dẫn lửa sẽ quyết định thời gian chờ để đạn nổ ở độ cao chính xác theo ý muốn.