Cuộc sống 250 triệu năm bị xóa sổ bằng núi lửa

250 triệu năm trước khoảng 96% sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn bị xóa sổ, các nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân là do việc hình thành các mỏ than rộng lớn đã tạo thành núi lửa.

Đại hạn hán đã diễn ra trong kỷ Permi (cách đây khoảng 299 triệu năm trước) đã gây ra sự tuyệt chủng của hàng loạt sinh vật. Các nhà nghiên cứu của Viện Hải dương học Scripps (San Diego, Hoa Kỳ) cho rằng, khi than củi bị vùi lấp, nó đã thải ra rất nhiều Dioxide Carbon khiến cho khí hậu quá nóng.


Núi lửa đã làm cho không khí trở thành “kẻ thù” của cuộc sống

Từ đó, núi lửa đã được hình thành nhanh chóng tại Siberia (miền bắc nước Nga). Sự phun trào của chúng được coi là lớn nhất trong lịch sử với dòng dung nham chảy dài tới 2,7 triệu dặm vuông. Như vậy, nó đã hủy diệt cuộc sống.


Hai bộ xương của loài động vật lưỡng cư Seymouria sống cách đây 299 triệu năm

Darcy Ogden dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết thêm, dung nham từ núi lửa đã đốt cháy lượng lớn than, và tạo ra lượng khí thải nhà kính lớn không thể tưởng tượng được. Hơn thế nữa, khí lưu huỳnh đã xâm nhập vào vi sinh vật tạo ra hydrogen sulphide (H2S) trong không khí, làm cho không khí đã nóng lại thêm độc.

Đến 200 triệu năm sau thì núi lửa vẫn đóng vai trò tiêu diệt cuộc sống một lần nữa. Hàng loạt núi lửa đã phun trào dung nham và làm đầy không khí bằng carbon dioxide khiến cho cuộc sống không thể tiếp tục trong 500.000 năm.

Theo Daily mail, Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video