Cuộc sống bên trong bức tường chắn sóng tại Nhật Bản 7 năm sau thảm họa kép xảy ra

7 năm kể từ khi trận động đất và sóng thần kinh hoàng xảy ra, cư dân tại bờ biển Đông Bắc Nhật Bản vẫn tiếp tục tái thiết cuộc sống dọc theo bức tường chắn biển khổng lồ.


Ngày 11/3/2011, ông Atsushi Fujita, ngư dân chuyên nuôi trồng hàu vẫn đang làm công việc như thường lệ bên bờ biển thành phố Rikuzentakata. Ngay sau đó, một trận động đất mạnh 9 độ richter có tâm chấn nằm cách bờ biển Nhật Bản 70km đã làm rung chuyển khu vực.


Đây là trận động đất mạnh nhất từng xảy ra ở đất nước mặt trời mọc và là một trong năm trận động đất có sức tàn phá ghê gớm nhất thế giới kể từ năm 1900.


Trận động đất mạnh kéo theo đợt sóng thần khổng lồ vươn cao hơn 30 mét tàn phá bờ biển Đông Bắc và cướp đi sinh mạng của gần 18.000 người.


Thiên tai cũng gây ra hiện tượng rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukishima khiến hàng trăm ngàn người phải sơ tán.


Kể từ khi tai họa ập xuống, một số thị trấn quanh bờ biển đã cấm xây dựng xây dựng nhà cửa ở khu vực duyên hải và di dời người dân lên khu vực cao hơn.


Sau đó, bức tường bằng bê tông được xây dựng cao 12,5 mét thay thế đập nước cao 4 mét từng trở nên vô dụng trước thảm họa trước đó.


Ban đầu, ý tưởng xây dựng tường chắn sóng được nhiều người dân ủng hộ. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều người sau đó đã chỉ trích việc này do bức tường giới hạn không gian sinh sống, bị ví như đang ở tù.


Ông Fujita cho biết, người dân ở đây cảm thấy như sống trong tù “mặc dù không làm gì sai trái”. Ông cũng nói rằng, sau trận sóng thần, môi trường nuôi trồng hàu đã được cải thiện do đáy biển được khuấy động và gột sạch bùn đất tích tụ.


Tuy nhiên, sự xuất hiện của bức tường có thể ngăn dòng chảy tự nhiên của nước từ đất liền và gây ảnh hưởng tới sản xuất trong tương lai.


Một số người khẳng định họ chưa từng được hỏi ý kiến về việc xây dựng bức tường, một số lại cho rằng việc xây dựng công trình đồng nghĩa với việc trì hoãn các kế hoạch tái thiết lại cuộc sống cho người dân như xây nhà cho những người bị mất nhà cửa sau thiên tai.


Nhiều cư dân lo ngại về bức tường chắn sóng sẽ gây ảnh hưởng tới ngành du lịch. “Khoảng 50 năm trước, chúng tôi đưa trẻ con tới đây nghỉ ngơi và tận hưởng thời gian đạp xe dọc bờ biển tươi đẹp này”.


“Tuy nhiên, giờ thì chẳng còn dấu vết của con đường nữa”
, Reiko Iijima, du khách từ miền Trung Nhật Bản cho biết.


Bức tường chắn sóng dài khoảng 395km được xây dựng với chi phí khoảng 9,1 tỷ bảng Anh (12,74 tỷ USD)


Theo nhà nghiên cứu Hiroyasu Kawai tại Viện Nghiên cứu Cảng và Hàng không tại Yokosuka, gần Tokyo cho biết, bức tường sẽ giúp chắn sóng thần và ngăn nước tràn vào đất liền. Mặc dù sóng thần dâng lên cao hơn bức tường, bức tường vẫn có thể trì hoãn quá trình ngập lụt và cho người dân thêm thời gian sơ tán.

Cập nhật: 12/03/2018 Theo hanoimoi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video