Nhật Bản 2 năm sau thảm họa động đất, sóng thần

Ngày 11/3 tới, Nhật Bản sẽ tổ chức lễ tưởng niệm ngày xảy ra thảm họa động đất và sóng thần làm hơn 19.000 người thiệt mạng. Chính phủ hứa sẽ thúc đẩy công tác khôi phục nhưng sự hoang vu vẫn hiện diện tại vùng đất bị thiên tai tàn phá.


Ba bức ảnh chụp tại cây cầu trong thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi, nơi bị sóng thần tàn phá vào những ngày 15/3/2011, 13/1/2012 và 22/2/2013. Đống đổ nát đã được dọn dẹp, những ngôi nhà đã được sửa chữa nhưng dân cư vẫn còn thưa thớt bởi lo ngại ảnh hưởng của phóng xạ. Vẫn còn nhiều việc cần phải làm để khôi phục lại thành phố giống như trước khi thảm họa xảy ra.


Đường phố ở Ofunato, tỉnh Iwate, bị nhấn chìm sau trận sóng thần năm 2011 và vẫn còn ngổn ngang vào năm 2012 và bây giờ trở thành công xưởng với một con tàu đậu ở bến cảng. Một trận động đất mạnh 9 độ Richter xảy ra trong lòng đại dương hôm 11/3/2011 gây nên những cơn sóng thần cao tới 15 m tấn công vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, tàn phá các thành phố ven biển và làm gần 19.000 người thiệt mạng.


Khu phố Kesennuma ở tỉnh Miyagi đổ nát sau thảm họa nay được khôi phục lại đèn giao thông, tuy nhiên dân cư thưa thớt và tình hình kinh tế địa phương sụt giảm nghiêm trọng, làm tăng gấp bội những khó khăn cho công việc tái thiết.


Con tàu bị đánh dạt lên đường phố ở Ishonomaki, Miyagi, vào tháng 3/2011, sau hai năm lại trở nên thông thoáng. Những người bán hàng bắt đầu mở lại chợ bán cá do các ngư dân địa phương đánh bắt được từ những con tàu mới.


Tuy nhiên những ký ức về cơn sóng khổng lồ quét qua làng mạc vẫn chưa phai. Trẻ em vẫn gặp ác mộng về đêm, các gia đình vẫn thương tiếc những người thân xấu số và một phần bờ biển phía đông Nhật Bản vẫn vắng lặng.


Thành phố Rikuzentakata, Iwate, nơi bị sóng thần tàn phá được sắp xếp lại ngăn nắp. Trận động đất cũng dẫn tới thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau sự cố Chernobyl năm 1986, khi các cột sóng thần đánh sập hệ thống làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Thảm họa kể trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng vào các nhà máy điện hạt nhân, nơi sản xuất ra gần một phần ba sản lượng điện của toàn Nhật Bản.


Đường phố hỗn loạn xe cộ và người đi bộ ở Tagajo, Miyagi, nay ngăn nắp và trật tự trở lại.


Bức tượng bản sao Nữ thần Tự do tại Ishinomaki ở Miyagi vẫn chưa được sửa chữa. Một số người dân quyết định chuyển đến những vùng đất cao hơn để xây dựng lại thị trấn. Một số người khác thì lưỡng lự, chưa biết phải sắp xếp cuộc sống mới như thế nào.


Khu vực Natori, gần Sendai ở Miyagi, nơi bị sóng thần và động đất tàn phá nặng nề qua 3 bức ảnh chụp ngày 13/3/2011, 12/22012 và gần hai năm sau vào ngày 21/2/2013.


Bức ảnh chụp được cây thông cao 10m ở Rikuzentakata, Iwate, còn sống sót sau thảm họa. Đây là cái cây duy nhất còn lại trong số khoảng 70.000 cây được trồng bên bờ biển để chống ngập mặn cát và gió. Tuy nhiên, sau 2 năm cây thông này cũng chết.


Khung cảnh bên ngoài sân bay Sendai ở Natori, tỉnh Miyagi qua 2 năm. Nhiếp ảnh gia Toshifumi Kitamura, người cùng các đồng nghiệp thực hiện bộ ảnh này, cho biết ông rất buồn vì tốc độ khôi phục sau thảm họa chậm hơn ông tưởng tượng và mong muốn công việc tái thiết sẽ diễn ra nhanh chóng hơn trong tương lai.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video