Cuộc sống căng thẳng khiến con người đứng thẳng hơn

Hàng triệu năm trước, khi chuyển môi trường sống từ rừng rậm sang xavan, cơ thể tổ tiên loài người thay đổi rất nhiều.

Khi so sánh tinh tinh - họ hàng của loài người, sống trong rừng rậm và xavan, các nhà khoa học nhận ra nhiều khó khăn của người nguyên thủy khi chuyển môi trường sống.

Đối mặt nhiệt độ cao

Xavan Fongoli ở Senegal trở thành nơi lí tưởng cho một nghiên cứu nhiều năm của TS Jill D. Pruetz, ĐH Iowa (Mỹ) từ năm 2000. Sau gần 10 năm, nhóm nghiên cứu xây dựng một bảng khác biệt giữa hành vi của 2 loài.


Nhiệt độ ở Fongoli có thể lên đến 43,3 độ C. Suốt mùa khô, hoang mạc thường xảy ra những đám cháy lớn nhỏ để lại một khu vực khô nẻ đầy tro bụi, những cành cây trụi lá - (Ảnh: Frans Lanting).

Khác nhau lớn nhất nằm ở nguồn thức ăn. Tinh tinh trong rừng rậm sống chủ yếu nhờ trái cây. Trái cây cũng là nguồn cung cấp nước trong khẩu phần ăn hằng ngày. Do không phải lo tìm nước uống, chúng rảnh rang đi kiếm thêm những nguồn thức ăn mới.

Ngược lại, tinh tinh ở xavan Fongoli rất cần nước và chỉ sống quanh quẩn những nguồn nước trong vùng khô hạn.

Trong khi tinh tinh rừng rậm hoạt động suốt ban ngày, TS Pruetz nhận thấy tinh tinh sống ở xavan cần đến 5-7 giờ nghỉ ngơi. Vào buổi tối, tinh tinh trong rừng đi ngủ sớm trên cây nhưng ở xavan Fongoli, tinh tinh vẫn hoạt động ồn ào đến tận đêm.

Vào mùa khô, tinh tinh ở xavan trú ẩn trong những hang động nhỏ. Khi mùa mưa đến, chúng thường ở trong những hồ nước mới hình thành trong hàng giờ liền.

Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy tinh tinh phải chiến đấu rất nhiều để thích nghi với cuộc sống khắc nhiệt khi chuyển sang sống ở xavan Fongoli với thách thức lớn nhất là nhiệt độ rất nóng.

Cuộc sống căng thẳng hơn

Năm 2014, Erin Wessling từ Viện nhân học chủng tiến hóa Max Planck bắt đầu thực hiện thí nghiệm cho thấy bên trongcơ thể tinh tinh xavan phải chịu áp lực như thế nào.

Giống như con người, tinh tinh có những chỉ số, nhất là trong nước tiểu cho biết tình trạng sức khỏe của chúng.

Ví dụ, khi căng thẳng, cơ thể chúng tiết ra nhiều hormone cortisol. Lượng c-peptide do tuyến tụy tiết ra cũng cho biết tinh tinh có đủ thức ăn hay không; mức độ protein creatinin trong máu cho thấy khả năng loại nước của cơ thể.


Dáng đi của tinh tinh xavan đã thẳng hơn tinh tinh rừng rậm khá nhiều. Thay đổi này nhằm thích ứng với cuộc sống nhiệt độ cao ngoài xavan - (Ảnh: Getty Images).

Sau khi phân tích 368 mẫu nước tiểu, Wessling nhận thấy hormone cortisol ở tinh tinh xavan có nồng độ cao hơn. Điều này cho thấy chúng phải chịu nhiều căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày hơn.

Nồng độ c-peptide cho thấy chế độ ăn của tinh tinh xavan tương đối đầy đủ dù đôi lúc phải ăn thêm mối để đủ calo.

Nồng độ creatinine trong cơ thể tinh tinh xavan cũng cao hơn cho thấy cuộc sống ở xavan đã làm chúng mất rất nhiều nước.

Nghiên cứu mới đây đã được đăng trên tạp chí Journal of Human Evolution.

Con người đứng thẳng, bỏ bộ lông


Tổ tiên loài người - người Hominin - có thể tương đồng với loài tinh tinh xavan Fongoli khi sống gần nguồn nước và cơ thể thoát mồ hôi nhiều hơn - (Ảnh: Frans Lanting).

Theo trang The New York Times, với những nhà khoa học nghiên cứu sự tiến hóa của loài người, tinh tinh ở xavan Fongoli cho thấy những sự tương đồng đáng kể với tổ tiên loài người hàng triệu năm trước.

Thành viên đầu tiên nhóm người chúng ta là hominin, gần giống như tinh tinh, có lông, sống trong rừng rậm và di chuyển bằng đầu gối.

Khi xavan mở rộng, người hominin phải chuyển môi trường sống sang những vùng khô hạn như Fongoli.

Kể từ đây, với người hominin tìm thức ăn không phải là thách thức lớn nhất, mà thay vào đó là phải đối mặt với nhiệt độ cao.

Người hominin có lẽ đã sử dụng phương pháp giống như loài tinh tinh xavan Fongoli như sống gần nguồn nước hoặc chuyển những hoạt động từ ban ngày sang ban đêm.

Đồng thời, người hominin cũng phải chịu nhiều áp lực cho đến khi cơ thể phát triển những đặc điểm mới giúp thích nghi tốt hơn.

Trước hết, con người phát triển tuyến da giúp thoát mồ hôi tốt hơn. Tiếp đó, người hominin phải chuyển sang đứng thẳng. TS Peter Wheeler ở ĐH John Moores (Anh) cho biết tư thế đứng thẳng sẽ giúp chúng dễ sống sốt hơn trong môi trường khô hạn, nhất là giúp cơ thể mát mẻ hơn.

TS Pruetz cho rằng những thay đổi về cơ thể và lối sống này là nền tảng cho sự tiến hóa của loài người về sau.

Cập nhật: 03/05/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video