Cuộc sống của con người nếu tiến hóa thành chim

Khi trở thành người chim, chúng ta sẽ mọc cánh để bay lượn, làm nhà trên cây, đẻ trứng, nuôi con tập thể và có thể bỏ ăn thịt gà.

Bạn có thể từng nghe loài quạ rất thông minh, nhưng bạn có tin chúng có rất nhiều điểm giống loài người?

Dù quạ không có tay, chiếc mỏ cho phép chúng kẹp đồ vật với độ chính xác cao và cặp mắt hướng về phía trước giúp chúng nhận thức chiều sâu tốt hơn. Hai đặc điểm này, cùng với móng vuốt đối diện nhau, khiến quạ có khả năng chế tạo công cụ và xây dựng ở dạng thô sơ.

Chúng cũng có khả năng suy luận và tư duy trừu tượng. Trên thực tế, chúng thông minh như con người cách đây 2 triệu năm. Do đó, có thể nếu mọi thứ diễn ra hơi khác một chút, liệu chúng ta có trở thành người chim hay không?

Trở thành loài nửa người nửa chim đòi hỏi bạn phải đánh đổi.

Đầu tiên, liệu bạn có trí thông minh hay có thể bay được không?


Phương thức sinh sản sẽ thay đổi đáng kể cấu trúc xã hội của chúng ta. (Ảnh minh họa).

Bộ não đòi hỏi nhiều năng lượng để hoạt động suốt cả ngày. Người bình thường cần ít nhất 1300 calo mỗi ngày để sống sót, và bộ não của bạn đốt cháy khoảng 20% lượng calo này chỉ để suy nghĩ.

Dù một vài chim thông minh hơn các loài khác, phần lớn năng lượng của chúng dành cho việc bay.

Chim bạc má ăn thức ăn bằng 35% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Đối với một người nặng 68kg, lượng thức ăn đó tương đương với 600 thanh yến mạch. Do đó, dân số người chim sẽ đòi hỏi nhiều thức ăn hơn.

Việc tiêu thụ thịt, các loạt hạt và sản phẩm từ sữa sẽ tăng lên do đó là thức ăn giàu calo. Điều này có thể gây áp lực lên nguồn thức ăn đến mức chúng ta có thể phải từ bỏ việc bay.

Giả sử giống như quạ và các loài chim, khủng long thuở trước, chúng ta tiến hóa với móng vuốt đối diện nhau. Chúng ta có thể bắt đầu chế tạo công cụ để cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng nếu chúng ta dựa vào việc chế tạo công cụ, nhu cầu bay sẽ ít đi bởi cơ sở hạ tầng của chúng ta nằm trên mặt đất. Móng vuốt của chúng ta sẽ tiến hóa và tăng chức năng hoạt động. Dù không mất đi đôi cánh, chúng ta sẽ không thực sự dùng đến.

Người chim có thể bay lượn qua quãng đường ngắn. Điều này không thú vị nhưng bay thật, nhưng ít nhất nó làm tăng nhu cầu ăn uống.

Về việc đẻ trứng, chúng ta có sinh sản như vậy không? Đúng, chúng ta sẽ đẻ như vậy.

Phương thức sinh sản sẽ thay đổi đáng kể cấu trúc xã hội của chúng ta. Khi trứng nở, chim non thường gắn bó với vật cử động đầu tiên mà chúng trông thấy. Đó có thể là chim mẹ, hoặc bất kì loài chim nào khác bay ngang qua.

Trong xã hội người chim, việc nuôi con tập thể chắc chắn sẽ trở nên phổ biến, việc phân chia lao động sẽ bao gồm vai trò chăm con và thu thập thức ăn.

Đẻ trứng hạn chế sự linh động đối với người chim, chúng ta có thể không có xu hướng đi quá xa khỏi tổ. Sau cùng, khả năng bay của chúng ta sẽ bị hạn chế và chúng ta sẽ có kích thước nhỏ hơn con người ngày nay. Chúng ta sẽ phải cạnh tranh với nhiều loài săn mồi hơn.

Ví dụ, với người chim, nuôi mèo cảnh có vẻ không phải là ý hay. Chúng ta có thể xây nhà trên cây như một cách để tự bảo vệ. Điều đó buộc chúng ta phải có ý thức tốt hơn về môi trường, bởi môi trường bền vững phụ thuộc vào duy trì những cánh rừng khỏe mạnh.

Do mối đe dọa lớn hơn từ những loài săn mồi, chúng ta sẽ cảm thấy an toàn khi ở quanh nhà thay vì đi ra ngoài săn, do đó cộng đồng của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp, đặc biệt là những loại hạt giàu protein. Điều này làm tăng nhu cầu bảo vệ môi trường. Nhưng đồng thời cũng làm tăng nhu cầu thực phẩm hàng ngày của chúng ta để đáp ứng chế độ ăn giàu calo. Sau cùng, có thể chúng ta sẽ không ăn thịt gà nữa.

Cập nhật: 20/06/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video