Cuộc sống ở thành phố có liên quan đến sự gia tăng hoạt động ở vùng não liên quan đến bệnh tâm thần.
Một nghiên cứu mới nhận thấy rằng, sống ở thành phố có thể làm gia tăng hoạt động ở vùng não có liên quan đến bệnh tâm thần.
Các nhà khoa học đến từ Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương ở Đức và Đại học McGill ở Canada đã sử dụng kỹ thuật chụp ảnh từ chức năng để đánh giá sự căng thẳng của cuộc sống thành thị.
Sống ở thành phố có thể làm gia tăng hoạt động ở vùng não có liên quan đến bệnh tâm thần
Kết quả của họ xuất hiện ngày hôm nay trên tạp chí Tự Nhiên (Nature).
Tác giả, giáo sư Andreas Meyer-Lindenberg giải thích, chúng ta đều biết rằng, nguy cơ bị bệnh tâm thần cao hơn với những người sống ở các thành phố.
"Nguy cơ bệnh tâm thần phân liệt tăng gấp đôi, lo lắng và trầm cảm cũng gia tăng", Meyer-Lindenberg cho biết. "Điểm mấu chốt của nghiên cứu là đã chỉ ra mối liên quan giữa việc sống ở thành thị với căng thẳng và bệnh tâm thần là gì", ông cho hay.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh hoạt động não của nhóm tình nguyện viên sống ở khu vực thành thị hoặc nông thôn.
Các tình nguyện viên được yêu cầu thực hiện một chương trình số học trên máy tính, nhưng họ không biết rằng chương trình được xếp chồng lên nhau, làm cho chúng trở nên rất khó khăn để làm sao những người này đạt được điểm số thấp.
Để gia tăng căng thẳng, một nhân vật có quyền lực nhận xét về kết quả của họ, cho họ biết họ là người thực hiện nhiệm vụ tệ nhất và khuyến khích họ cải thiện.
Tình trạng này gây ra "căng thẳng về mặt xã hội", trong đó những người tham gia cảm thấy họ không đáp ứng các tiêu chuẩn của xã hội, Meyer-Lindenberg cho biết.
Làm sáng não bộ
Sự căng thẳng này không chỉ làm tăng nhịp tim của các tình nguyện viên, huyết áp, mức độ của hoc môn căng thẳng trong nước bọt, nhưng cũng làm ra hạch hạnh nhân, một phần của não liên quan đến cảm xúc, sáng lên.
Những người sống ở các thành phố cho thấy hoạt động ở hạch hạnh nhân của họ nhiều nhất, những người sống ở thị trấn cho thấy hoạt động này ít hơn, và những người sống ở nông thôn hoạt động này là ít nhất.
Theo Meyer-Lindenberg, "Hạch hạnh nhân là trung tâm nguy hiểm của não và có liên quan chặt chẽ với lo lắng và trầm cảm."
Một khu vực khác của não cho thấy hoạt động và hoạt động này tương quan với mức độ đối tượng đã sống ở trong thành phố bao nhiêu. Những người có một tuổi thơ sống trong thành phố nhiều cho thấy hoạt động trong vỏ não vùng đai (cingulate cortex) nhiều hơn.
"Vùng đai là một khu vực kiểm soát có liên quan đến việc giải quyết các biến cố tiêu cực trong cuộc sống", theo Meyer-Lindenberg cho biết. “Giai đoạn đầu của cuộc đời rất dễ bị căng thẳng. Nó cho thấy những thay đổi trong tâm thần phân liệt sớm."
Các thí nghiệm được lặp đi lặp lại ba lần và mỗi lần, hoạt động não bộ của những cư dân trong thành phố là nhiều hơn.
Cuộc sống thành thị không phải xấu hoàn toàn
"Năm 1950, chỉ có 30 phần trăm dân số thế giới sống ở các vùng đô thị; ngày nay là hơn 50% trong chúng ta; vào năm 2050, con số này dự kiến sẽ có tăng lên gần 70 phần trăm," theo Giáo sư Ralph Adolphs và Tiến sĩ Daniel Kennedy của Viện Công nghệ California viết trong một bài bình luận đăng tải trên cùng số ra của tạp chí Tự Nhiên.
Họ nói rằng, nghiên cứu này cho thấy một mối liên kết, nhưng chưa chắc chắn về việc liệu cái này có là nguyên nhân của cái kia không và do đó đề nghị cần nghiên cứu lớn hơn nữa để loại trừ những yếu tố bên ngoài.
“Ví dụ, các nghiên cứu như vậy có thể đo lường vị trí của cá nhân trong một hệ thống phân cấp xã hội và tần số các cuộc gặp gỡ với người lạ, cũng như mật độ dân số, mật độ không gian và loại hình nhà ở," họ viết.
Họ cũng lưu ý rằng, có những mặt tích cực nhiều của việc sống ở thành phố.
"Ví dụ, ở nhiều nước, các nghiên cứu về mối quan hệ phức tạp giữa việc sống ở thành thị và tự tử cho thấy tỷ lệ tự tử cao hơn ở nông thôn so với thành phố."
"Mặc dù có thể có một số lời giải thích cho điều này, nhưng có thể điều này liên quan một môi trường xã hội phong phú hơn, nhộn nhịp và tương tác nhiều hơn, một mạng xã hội hỗ trợ lớn hơn, và tiếp cận với chăm sóc y tế dễ dàng hơn," họ viết.