Cuộc tiến hóa 700 triệu năm của thị lực

Trước nay, các chuyên gia luôn tranh cãi về thời điểm chính xác khi các loài sinh vật cổ đại phát triển được khả năng thô sơ đầu tiên để thấy ánh sáng.

Theo đó, giới học giả chia làm hai phe, với một bên cho rằng bọt biển hoặc sứa là loài đầu tiên có được opsin, một nhóm protein thụ quan nhạy sáng trong tế bào cảm quang của võng mạc.

Trong nỗ lực tìm ra câu trả lời chính xác nhất, đội ngũ chuyên gia của Trường đại học Bristol (Anh) đã nghiên cứu một nhóm bọt biển mới được giải mã bộ gene gọi là Oscarella carmela, và loài sứa Cnidarian. Đây là 2 nhóm động vật được cho là sở hữu những cặp mắt đầu tiên của thế giới muôn loài. Sử dụng mô hình máy tính để nhìn cận cảnh sự tiến hóa của opsin, tiến sĩ Davide Pisani của đại học trên đã tiến hành phân tích và kiểm tra mọi giả thuyết về quá trình phát triển của opsin theo giả thuyết từ trước đến nay.

Kết quả phân tích cho thấy opsin xuất hiện cách đây khoảng 700 triệu năm. Tuy nhiên, opsin sơ khai vẫn bị xem là “mù” cho đến khi trải qua các biến đổi gene quan trọng trong suốt 11 triệu năm nữa trước khi thấy được ánh sáng đầu tiên.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video