Cuốn chiếu - Loài vật nhiều chân nhất

Cuốn chiếu là tên gọi thông dụng của các động vật chân khớp thuộc lớp Chân kép (Diplopoda). Gọi là lớp Chân kép vì các loài cuốn chiếu đều có hai cặp chân trong mỗi đốt, ngoại trừ đốt đầu tiên nằm sau phần đầu không có chân. Hiện tượng này có nguyên do vì mỗi "đoạn" của cuốn chiếu là do hai đốt nhập lại mà thành.


Cuốn chiếu là con vật nhiều chân nhất thế giới

Cuốn chiếu là loài chân đốt sống trên cạn, nó có hình ống hoặc bẹt dài, chia 2 phần: đầu và thân. Đầu có một cặp xúc tu ngắn, thân có rất nhiều đốt, có khi tới mấy trăm đốt. Trừ đốt đầu không chân và đốt 2-4 mỗi đốt có 1 đôi chân, còn lại mỗi đốt đều có 2 đôi chân, vì thế nó có rất nhiều chân. Ở hẻm núi của Panama, Bắc Mỹ có giống cuốn chiếu lớn, toàn thân có 175 đốt tổng cộng 690 chân, có thể nói đó là con vật nhiều chân nhất thế giới.


Khi có ai chạm vào, cuốn chiếu liền cuộn tròn lại.

Cuốn chiếu không phải đẻ ra đã có nhiều chân như vậy. Khi mới đẻ nó chỉ có 7 đốt, lột xác lần đầu thăng lên 11 đốt có 7 đôi chân. Lột xác lần 2 tăng lên 15 đốt, có 15 đôi chân. Sau khi lột xác nhiều lần, số đốt tăng lên, số đôi chân cũng tăng theo.

Đương nhiên, có nhiều giống cuốn chiếu, có giống chỉ dài 2mm số chân của nó phát ít hơn cuốn chiếu Panama nhiều.

Khi cuốn chiếu đi, 2 bên chân đều hoạt động, chân trước chân sau lần lượt bước tạo thành một làn sóng, rất nhịp nhàng. Chỉ có điều, nhiều chân như vậy, nhưng tốc độ lại rất chậm, nhưng bù lại chúng là những kẻ đào hang rất cừ. Với đôi chân và chiều dài cơ thể chúng di chuyển theo kiểu lượn sóng nên chúng dễ dàng mở đường xuống lòng đất. Chúng dường như cũng có một số khả năng kỹ thuật gia cố đường hầm bằng cách sắp xếp lại đất xung quanh đường hầm.

Loài nhiều chân thở thông qua hai cặp lỗ thở trên mỗi đốt đôi. Mỗi lỗ thông với một túi bên trong, và kết nối với một hệ thống khí quản. Trái tim chạy dài theo chiều dài cơ thể, với một động mạch chủ kéo tới đầu. Cơ quan bài tiết là hai cặp ống malpighian, nằm ở phần giữa ruột.

Cuốn chiếu sống thành đàn ở nơi ẩm ướt, trong lá cành rơi mục hoặc trong đống cát sỏi. Nó ăn lá rụng, chất hoai mục, một số ít ăn lá non và mầm ngọt, có hại.

Cuốn chiếu tuy đốt không độc, nhưng nó cũng có cách phòng ngự. Khi có ai chạm vào nó, liền cuộn tròn lại, nằm yên không nhúc nhích, hoặc theo dốc năn tới chỗ khác, đến khi hết nguy hiểm, lại từ từ bò đi. Trên các đốt nó có tuyến hôi, khó ngửi, khiến cho không con vật nào thèm đụng tới.

Cập nhật: 24/06/2016 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video