Loài kiến xây cầu như thế nào?

Thêm một ví dụ nữa chứng tỏ tinh thần đoàn kết vì mục tiêu chung của loài côn trùng nhỏ bé này.

Tìm hiểu về cách xây cầu của loài kiến

Đã từ rất lâu rồi, loài kiến vẫn luôn được coi là biểu tượng của tinh thần đoàn kết. Bởi lẽ chúng có thể cùng nhau xây dựng những "công trình" đáng kinh ngạc như tổ kiến khổng lồ dưới lòng đất mà không cần tới bất kỳ "kế hoạch" hay "sự lãnh đạo" nào cả. Thậm chí, chúng còn có thể tự sử dụng thân mình để tạo nên một cây cầu sống nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách tìm kiếm thức ăn cho đồng loại.


Những chú kiến liên kết với nhau để tạo thành "đường tắt".

Không chỉ dừng lại ở đó, loài kiến còn có thể tự "tháo dỡ" và vận chuyển những cây cầu sống của chúng chỉ trong chớp mắt, nhờ vậy mà việc tìm kiếm thức ăn trở nên hiệu quả hơn nhiều lần. Các nhà nghiên cứu đã vô tình ghi lại được khoảnh khắc mà những chú kiến xây cầu trong phòng thí nghiệm của mình. Từ đó, họ đưa ra kết luận rằng: chính nhờ khả năng vận chuyển những cây cầu sống này mà loài kiến có thể di chuyển với tốc độ tối đa ở mọi điều kiện môi trường. Nhóm nghiên cứu tin rằng, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho họ trong quá trình tạo ra những binh đoàn robot tự hành.

Trước đây, hầu hết mọi người đều cho rằng, những cây cầu sống này sau khi được hoàn thiện sẽ trở thành một cấu trúc cố định và vững chãi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, loài kiến sẽ tự chủ động biến đổi hình dạng cây cầu tùy vào từng thời điểm khác nhau. Chẳng hạn như, khi số lượng kiến di chuyển tăng cao, cây cầu sẽ tự mở rộng diện tích, hay chúng sẽ tự chuyển cây cầu sang vị trí khác để tạo ra con đường ngắn nhất. "Loài kiến có thể tạo ra những con đường tắt, cũng như kèo dài cây cầu của mình bằng cách tăng thêm số lượng kiến xây cầu - cho đến khi đạt được mục đích" - giáo sư Christopher Reid chia sẻ.


Time-lapse quá trình xây cầu của loài kiến.

Tuy nhiên, không phải lúc nào mục tiêu rút ngắn khoảng cách cũng được loài kiến đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, khi tăng số lượng kiến tham gia vào quá trình xây cầu, điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có ít kiến đi tìm kiếm và thu lượm thức ăn hơn. "Trong nhiều trường hợp, loài kiến có thể tạo nên những con đường ngắn hơn rất nhiều, nhưng thay vào đó chúng lại giữ cây cầu của mình tại vị trí cũ mà không kéo dài thêm ra" - giáo sư Reid bổ sung thêm.

Các nhà khoa học tin rằng, việc nghiên cứu quá trình hoạt động của những loài côn trùng nhỏ như vậy có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình tạo ra những sản phẩm tự hành, chẳng hạn như vật liệu mới có khả năng tự điều chỉnh, hay những "binh đoàn" robot. Nếu thành công, điều này sẽ giúp ích rất nhiều tại những khu vực thiên tai hay giải cứu những người bị nạn. Những binh đoàn robot như vậy có thể làm được nhiều việc phi thường, chẳng hạn như tạo ra những cây cầu để vượt qua địa hình hiểm trở, tự động sửa những rãnh nứt trong công trình, hay hỗ trợ quá trình chống đỡ những tòa nhà sắp sụp đổ.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video