Những con mực khổng lồ sống dưới tầng đáy tối tăm của đại dương vẫn có thể phát hiện ánh sáng nhỏ nhất do cá voi tạo ra cách đó tới 120m.
>>> New Zealand bắt được con mực khổng lồ
Mực biển khổng lồ có cặp mắt to như quả bóng rổ nhằm phát hiện kẻ thù ăn thịt.
Mực khổng lồ sống dưới đáy đại dương lâu nay vẫn là một trong những sinh vật bí ẩn nhất hành tinh. Mỗi con mực có thể nặng tương đương 5 người đàn ông trưởng thành gộp lại. Tuy cá kiếm có trọng lượng tương đương nhưng đường kính mắt cá kiếm chỉ khoảng 7,5cm, bằng 1/3 mắt mực khổng lồ.
Một ngư dân New Zealand bắt được con mực khổng lồ
nặng tới 450kg vào năm 2007. (Nguồn: Daily Mail)
Nhà sinh vật học Sonke Johnsen ở ĐH Duke University (Mỹ) và đồng nghiệp đã tiến hành đo lượng ánh sáng dưới đáy đại dương, nơi sinh sống của mực khổng lồ, cách bề mặt từ 300 – 1000m.
Bằng mô hình toán học, các nhà nghiên cứu tìm ra rằng đôi mắt của sinh vật khổng lồ này giúp chúng thu được nhiều ánh sáng hơn so với những con vật có kích thước cơ thể tương đương nhưng có mắt nhỏ hơn.
Mực khổng lồ dài 9,2m bắt được ở Na Uy vào năm 1954.
Khi di chuyển, cá voi khiến các sinh vật phù du di chuyển và phát ra ánh sáng. Mắt của mực phát hiện những ánh sáng rất mờ này từ khoảng cách lên tới 120m để giúp chúng lẩn trốn kịp thời.