Đã có kịch bản an toàn nhất cho nhà máy điện hạt nhân

Để đưa ra 1 kịch bản an toàn nhất cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Ngày 2/12, tại tỉnh Ninh Thuận đã diễn ra hội thảo “An toàn nhà máy điện hạt nhân và Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”.

Đây là hội thảo về an toàn hạt nhân lần thứ 2 do UBND tỉnh Ninh Thuận và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức.

Hội thảo đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan trong nước cũng như các tổ chức tư vấn nước ngoài.

Theo ông Phan Minh Tuấn, Phó trưởng Ban quan lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, phát triển điện hạt nhân là lĩnh vực lần đầu tiên tập đoàn điện lực Việt Nam tiếp cận.


Mô hình nhà máy điện hạt nhân dự kiến xây dựng tại Ninh Thuận. (Ảnh: Đức Tuyền)

Vì thế, chương trình điện hạt nhân sẽ được triển khai cùng một lúc ở 2 dự án, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 do đối tác Nga thực hiện và Ninh Thuận 2 do đối tác Nhật Bản thực hiện. Việc đẩy nhanh song song 2 dự án không những đẩy nhanh việc tăng nguồn phát điện mà còn giúp Ban quản lý tìm ra những phương án khả thi nhất trong triển khai dự án của hai đối tác.

Chuyên gia điện nguyên tử hạt nhân Nhật Bản, ông Hoshi khẳng định, kịch bản được Tập đoàn điện lực Việt Nam đưa ra cho các công ty tư vấn nước ngoài cao hơn thảm họa Fukushima tại Nhật Bản, tức là tính đến khả năng xảy ra cùng lúc cả sóng thần và động đất trong khu vực nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

“Chúng tôi rút kinh nghiệm từ nhà máy hạt nhân Fukushima đối với dự án ở Việt Nam, theo đó, chúng tôi sẽ nâng chiều cao nền đá xây tâm lò và đảm bảo kiên cố nguồn điện tránh việc mất điện như Fukushima. Chúng tôi đã phải khảo sát bán kính lên tới 40km, cả trên biển, khí tượng để chắc chắn nhà máy được xây dựng ở một địa điểm ổn định nhất”. ông Hoshi nói.

Phía đại diện Nga cũng khẳng định: Sẽ áp dụng những công nghệ mới nhất đang được triển khai ở Nga, bên cạnh đó khảo sát cụ thể và so sánh với các tiêu chí trước khi lựa chọn.

Hiện tại cả 2 dự án điện hạt nhân Ninh Thuận mới trong giai đoạn tiến hành khảo sát, khoan thăm dò để tìm ra địa điểm, mô hình xây dựng an toàn nhất. Sự cẩn trọng này được đánh giá là cần thiết sau thảm họa Fukushima.

Việc phát triển điện hạt nhân không những giúp Tập đoàn điện lực Việt Nam tăng nguồn cung mà còn tạo nguồn điện mới theo hướng chủ động hơn, giảm sự phụ thuộc vào thiên nhiên. Dự kiến từ nay đến năm 2030 điện hạt nhân sẽ cung cấp thêm cho nguồn điện ít nhất là 10000Mgw.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video