Đã có lúc côn trùng được xem là món ăn hảo hạng trong lịch sử loài người

Hàng thế kỷ qua, con người tiêu thụ các loài côn trùng từ bọ cánh cứng tới sâu bướm, cào cào, châu chấu, mối, chuồn chuồn,... Từ rất lâu, côn trùng trở thành một phần trong thực đơn truyền thống của con người, chúng đóng vai trò bữa ăn hàng ngày. Thời Hi Lạp cổ đại, ve sầu được xem là đồ ăn vặt xa xỉ, còn thời La Mã xem ấu trùng bướm là món ăn hảo hạng.

Tại sao chúng ta lại quên mất hương vị từ côn trùng?

Điều này liên quan đến lịch sử, câu chuyện có lẽ bắt đầu từ khoảng 10.000 năm TCN, ở vùng Trung Đông màu mỡ, khi nông nghiệp phát triển cũng là lúc quan niệm bắt đầu thay đổi, con người hắt hủi các loài côn trùng như là những sinh vật gây hại đã phá phách mùa màng. Dân số phát triển, phương Tây được đô thị hoá, con người dần dần quên mất lịch sử gắn liền với côn trùng của mình. Ngày nay, mọi người chỉ thấy côn trùng là một thứ gây khó chịu, chúng cắn, đốt và phá hoại thức ăn của chúng ta, cảm giác đó khiến chúng ta thấy ghê rợn và ghét bỏ những đồ ăn từ côn trùng.

Hiện nay, các nước nhiệt đới là những khách hàng tiêu thụ côn trùng nhiều nhất bởi văn hoá của họ chấp nhận chúng. Gần 2000 loài côn trùng được chế biến thành đồ ăn, thực phẩm hàng ngày cho 2 tỷ người trên khắp thế giới. Các loài ở những khu vực này có số lượng, đa dạng và hay tâp hợp thành từng đàn khiến chúng dễ thu hoạch.

Như Campuchia ở Đông Nam Á là nơi loài nhện đen khổng lồ được thu lượm để rán và đem bán trên thị trường. Ở Nam Phi, loài sâu bướm béo mọng là một món ăn chính được nấu với nước sốt cay hoặc được phơi khô và ướp muối. Ở Mêxicô, bọ xít băm nhỏ nướng cùng tỏi, chanh và muối. Côn trùng có thể để nguyên con để trang trí món ăn hoặc nghiền thành bột làm gia vị, chúng không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng.

Lợi ích mà thực phẩm từ côn trùng mang lại

Chúng có thể chứa tới 80% Protein và nhiều chất béo giàu năng lượng, chất xơ và các dinh dưỡng vi lượng như vitamin và khoáng chất. Bạn có biết hầu hết các loài côn trùng ta ăn có chứa hàm lượng sắt nhiều hơn cả thịt bò, khiến chúng trở thành nguồn tài nguyên lớn để giải quyết vấn đề dinh dưỡng hiện nay trên thế giới.

Ấu trùng cũng là một ví dụ về dinh dưỡng khác. Ấu trùng vàng sinh sôi tự nhiên ở Mỹ rất dễ nuôi. Chúng có hàm lượng vitamin cao, giàu khoáng chất và chứa lượng protein gần bằng thịt bò. Chúng rất dễ chế biến, chỉ cần xào với bơ và muối là có món snack giòn tan. Thực ra, côn trùng rất ngon. Các món nhộng có vị giống như hạt dẻ nướng. Châu chấu giống như tôm. Món dế thì có hương vị của bỏng ngô.

Nuôi trồng côn trùng làm thực phẩm gây ít tác động lên môi trường hơn các nông trại gia súc bởi vì côn trùng thải ra ít khí nhà kính hơn. Đối với nền kinh tế xã hội, nuôi trồng côn trùng có thể nâng cao đời sống cho những người ở các đất nước đang phát triển vì nông trại nuôi côn trùng chỉ cần quy mô nhỏ, năng suất cao và dễ quản lý.

Đối diện với một đĩa dế chiên, hầu hết mọi người ngày nay đều chùn bước. Nhưng hãy nghĩ đến món tôm hùm, nó khá giống một con côn trùng khổng lồ với rất nhiều chân và nó cũng từng bị xem như một món ăn hạ cấp và gớm ghiếc. Nhưng giờ thì tôm hùm đã trở thành một trong những món ăn sang trọng bậc nhất. Liệu có thể có sự chuyển hoá tương tự xảy ra với côn trùng?

Cập nhật: 12/12/2019 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video