Đã có thể truyền tải Internet không dây từ cách xa 20km qua chùm ánh sáng

Mạng không dây này sử dụng chùm ánh sáng giống như sợi quang nhưng không có cáp, sẽ được Alphabet (công ty mẹ của Google) sớm triển khai ở Kenya.

Alphabet sẽ sớm cung cấp Internet không dây qua chùm ánh sáng ở Kenya bằng công nghệ có thể phủ sóng khoảng cách lên tới 20km. Trên thực tế đây chính là dự án Taara, được công bố dưới một cái tên khác khá "loằng ngoằng" là "Dự án giao tiếp quang học trong không gian tự do" vào năm 2017. Năm ngoái, nhóm phát triển đã tiến hành một loạt thử nghiệm ở Kenya và hiện hợp tác với một công ty viễn thông để cung cấp truy cập Internet ở những vùng xa xôi của châu Phi.

Kenya sẽ được sử dụng công nghệ này đầu tiên và các nước khác ở châu Phi cận Sahara sẽ nối tiếp sau đó. Tổng giám đốc dự án Taara Mahesh Krishnaswamy đã mô tả dự án trong một thông báo từ Alphabet mới đây, rằng nó "sẽ giúp cung cấp kết nối tốc độ cao ở những nơi khó đặt cáp quang hoặc nơi triển khai cáp quang có thể quá tốn kém hoặc nguy hiểm - ví dụ như qua sông, xuyên công viên quốc gia hoặc trong các khu vực sau xung đột".


Giống như sợi quang, nhưng không có cáp

Tương tự như cáp quang, công nghệ của Taara sử dụng ánh sáng để truyền dữ liệu, nhưng không có dây cáp.

"Như cách sợi truyền thống sử dụng ánh sáng để truyền dữ liệu qua cáp trong lòng đất, Taara sử dụng ánh sáng để truyền thông tin với tốc độ rất cao dưới dạng một chùm tia rất hẹp, không nhìn thấy được. Chùm tia này được gửi giữa hai thiết bị đầu cuối Taara nhỏ để tạo liên kết. Một liên kết Taara duy nhất có thể bao phủ khoảng cách lên đến 20km và có thể truyền băng thông lên đến 20Gbps - đó là đủ kết nối cho hàng nghìn người xem YouTube cùng một lúc", ông Krishnaswamy chia sẻ.

Theo đại diện của Alphabet, các liên kết của Taara có thể chuyển tiếp Internet tốc độ cao, chất lượng cao đến mọi người mà không tốn thời gian, chi phí và rắc rối liên quan đến việc đào rãnh hoặc giăng dây cáp dọc theo cột .

Tuy nhiên, công nghệ này yêu cầu kết nối theo đường thẳng, vì vậy Alphabet sẽ phải triển khai các thiết bị đầu cuối "ở trên tháp cao, cột hoặc mái nhà". Ông Krishnaswamy cũng cho biết các liên kết Taara có thể "cung cấp một cách hiệu quả về chi phí và có thể triển khai nhanh chóng để mang lại truy cập Internet tốc độ cao đến các vùng sâu vùng xa và giúp bịt các lỗ hổng quan trọng đến các điểm truy cập chính, như tháp di động và điểm truy cập Wi-Fi".

Alphabet hiện khuyến khích các ISP và nhà khai thác mạng di động khác liên hệ về việc triển khai Taara ở các khu vực khác.


Một phần của bộ phát dữ liệu quang học.

Taara là một trong những dự án quan trọng được phát triển tại công ty con của Alphabet (trước đây gọi là Google X). Ban đầu nó thuộc Dự án Loon, một mạng lưới dựa trên khinh khí cầu để bao phủ Internet cho các vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, các kỹ sư nhận thấy cần tìm ra cách tạo liên kết dữ liệu giữa các khí cầu bay cách nhau hơn 100km, do đó họ đã nghiên cứu việc sử dụng công nghệ FSOC (Free Space Optical Communications) để thiết lập các liên kết lưu lượng cao giữa khinh khí cầu.

Sau khi sử dụng các liên kết đó để gửi dữ liệu giữa các khí cầu trong tầng bình lưu, các kỹ sư của Loon tự hỏi liệu họ có thể áp dụng một số công nghệ trong đó để giải quyết các vấn đề về kết nối ở độ cao thấp hơn một chút không. Kết quả là Dự án Taara đã ra đời.

Cập nhật: 13/11/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video