Một con đại bàng thảo nguyên mẹ đang nằm ở tổ của mình trên cây cao để bảo vệ tổ. Tuy nhiên có một kẻ thù với kỹ năng săn mồi không kém gì đại bàng đã để ý tới cái tổ của nó và liên tiếp tấn công, bất chấp đại bàng mẹ đang ở đó.
Đại bàng thảo nguyên mẹ đang che chở cho đàn con.
Kẻ tấn công chính là một con diều hâu. Dù kích thước không thể so sánh được với các loại đại bàng nhưng về kỹ năng thì diều hâu chẳng hề kém cạnh là bao. Nhân lúc đại bàng mẹ bất cẩn rời xa tổ thì diều hâu đã lao đến quắp 2 chim con bay đi.
Đại bàng thảo nguyên (tên khoa học: Hieraaetus pennatus) là một loài đại bàng có kích thước trung bình phân bố ở khu vực Nam Á và Cổ Bắc giới. Chúng thường chỉ đẻ 1 đến 2 trứng mỗi lứa, trứng sẽ được ấp bởi con cái trong 45 ngày và được cho ăn bởi con đực sau đó.
Con cái vẫn sẽ tiếp tục ở lại canh tổ để tránh những kẻ thù nguy hiểm như diều hâu, diều hâu đen, diệc xám... trong khi con đực bay đi kiếm ăn. Chim non sẽ phát triển cho đến khi có thể tự bay ra khỏi tổ kiếm ăn, thường là trong 70 đến 75 ngày.