Đại dương nóng như 'vạc dầu' dưới thời khủng long

Ảnh: LiveScience

Nếu bạn quay trở lại thời kỳ khủng long, đừng dại gì nhúng chân xuống biển. Một nghiên cứu mới từ các trầm tích và hoá thạch cổ đại đã cho thấy vùng nước nhiệt đới Đại Tây Dương có nhiệt độ 32 - 41,6 độ C ở thời điểm 100 triệu đến 84 triệu năm trước.

Cũng vùng này, ngày nay nhiệt độ chỉ còn khoảng 23,8 - 27,7 độ C. Nước sẽ trở nên rất khó chịu với hầu hết mọi người ở khoảng 40 độ C.

"Mức nhiệt độ cổ đại rơi ra ngoài đồ thị mà chúng ta từng quan sát được trước đây", Karen Bike, một nhà cổ khí hậu học tại Viện Hải dương học Woods Hole nói.

Ở thời điểm xa xưa ấy, bầu khí quyển tích tụ nhiều CO2 hơn - chất đóng vai trò như cái bẫy nhiệt. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn không biết điều gì có thể khiến các đại dương nóng hầm hập như vậy. Những mô hình khí hậu có tính đến sự gia tăng hàm lượng CO2 cũng không thể cho ra kết quả này, Bice nói.

T. An
Theo VnExpress/LiveScience
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video