Dải Ngân hà có thể đang trong tình trạng lọt thỏm giữa hàng ngàn hố đen sau hàng tỉ năm tồn tại.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California tại Santa Cruz (UCSC) của Mỹ đã chạy các chương trình máy tính về sự hình thành thiên hà, từ đó phát hiện Dải Ngân hà của chúng ta có lẽ đang bị bao quanh bởi những “gã khổng lồ háu đói” của vũ trụ.
Hố đen dưới sự tưởng tượng của các chuyên gia. (Ảnh: Reuters)
Mô hình này dựa trên giả thuyết rằng mọi thiên hà đều hình thành một hố đen ở vị trí trung tâm.
Trong khi các thiên hà nguyên thủy va chạm và kết hợp, các hố đen của chúng cũng sáp nhập vào nhau, dần dần trở thành một siêu hố đen có tỉ số khối gấp hàng triệu lần mặt trời.
Tuy nhiên, quá trình đụng độ giữa các hố đen trung tâm đồng thời tạo ra sóng hấp dẫn, đủ khả năng sản sinh một hố đen trẻ từ thiên hà gốc.
Dựa trên lập luận đó, các nhà nghiên cứu UCSC phát hiện có từ 70 đến 2.000 hố đen mini này đang vây quanh Dải Ngân hà, tùy thuộc vào những vụ va chạm trước đó, theo báo cáo trên chuyên san trực tuyến arXiv.