Đài quan sát nặng 2 tấn của NASA lao thẳng xuống Thái Bình Dương

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận đài quan sát EUSO-2 của họ hiện đang nằm dưới đáy Thái Bình Dương, cùng với chiếc khinh khí cầu siêu áp suất mang nó bay lên trời chỉ vài ngày trước.

EUSO-2 là đài quan sát nặng 2 tấn được thiết kế để phát hiện các hạt tia vũ trụ mang năng lượng cực cao từ không gian giữa các thiên hà rơi qua bầu khí quyển Trái đất. Rất tiếc, nó không bao giờ có thể thực hiện nhiệm vụ này.


Đài quan sát EUSO-2 khi đang được di chuyển đến điểm phóng - (Ảnh: NASA).

Theo Space, NASA đã phóng khí cầu siêu áp suất mang EUSO-2 từ sân bay Wakana của New Zealand vào lúc 12 giờ 2 phút ngày 13-5 (giờ địa phương).

Thế nhưng không lâu sau đó, nhóm điều hành phát hiện khinh khí cầu khoa học này bị rò rỉ. Họ đã cố gắng khắc phục sự cố nhưng không thành công.

Nhiệm vụ đã bị kết thúc một cách đáng tiếc trên Thái Bình Dương vào lúc 12 giờ 45 phút ngày 15-5 (giờ địa phương).

Điều này có nghĩa là toàn bộ khinh khí cầu và đài quan sát nó mang theo lao thẳng xuống đại dương và khả năng cao là không có cách nào thu hồi hoặc sửa chữa.

NASA cho biết thêm họ không có kế hoạch phóng một đài quan sát tương tự khác trong năm nay.

"Đây là một kết thúc đáng tiếc cho sứ mệnh. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra nguyên nhân để cải tiến công nghệ khinh khí cầu siêu áp suất" - Giám đốc Chương trình khinh khí cầu khoa học của NASA Debbie Fairbrother nói.


EUSO-2 và chiếc khinh khí cầu mang nó đang được chuẩn bị cho vụ phóng - (Ảnh: NASA).

Đây là vụ phóng khinh khí cầu siêu áp suất thứ 2 của NASA từ sân bay Wanaka. Chiếc đầu tiên mang một thiết bị khoa học khác được phóng vào ngày 16-4 và hiện vẫn đang bay, đang trong vòng quay thứ tư ở Nam bán cầu.

Khinh khí cầu trước mang theo SuperBIT, một kính thiên văn đo vật chất tối trong các cụm thiên hà.

Các đài quan sát mà khinh khí cầu siêu áp suất mang theo sẽ hoạt động trong tầng bình lưu, là tầng cao của bầu khí quyển Trái đất. Điều này sẽ giúp NASA tiết kiệm được rất nhiều so với việc phóng hẳn chúng lên quỹ đạo, vốn tiêu tốn vài ngàn USD cho mỗi pound (hơn 0,45 kg) trọng tải.

Cập nhật: 17/05/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video