Đang chinh chiến mà hết mũi tên, quân lính xưa đã làm gì để bù lại?

Trong chiến tranh thời cổ Trung Quốc, các loại vũ khí lạnh chiếm vai trò chủ đạo. Trong đó, cung và tên là loại vũ khí điển hình, nhất là với các trận chiến tấn công và bảo vệ thành.

Theo thời gian, các loại mũi tên được chế tạo ngày càng tinh xảo với hiệu quả sử dụng ngày càng cao, song điều đó cũng có nghĩa là giá thành của chúng cũng không hề rẻ.

Những cảnh tên bắn như mưa trong các phim truyền hình cổ trang Trung Quốc thực chất chỉ là kỹ xảo mà thôi. Vậy thì, trong thực tế, nếu hết tên thì phải làm sao?


Cung và tên là loại vũ khí điển hình, nhất là với các trận chiến tấn công và bảo vệ thành.

Cách thứ nhất: Cướp của quân địch

Nghe rất phi thực tế nhưng lại là sự thật, không có thì phải tìm cách lấy từ tay địch!

Trong dã sử Trung Quốc có câu chuyện nổi tiếng "Thảo thuyền tá tiễn" (Lấy thuyền cỏ đổi lấy vạn tên). Tướng Châu Du muốn đánh cho quân Tào một trận chí mạng, nhưng trong thời gian ngắn không thể có đủ tên, bèn ép Gia Cát Lượng phải tìm đủ 100.000 tên, nếu không sẽ giết chết ông.

Gia Cát Lượng nhanh trí nghĩ ra một kế: Đem thuyền cỏ giả vờ đi đánh úp quân Tào Tháo, sau đó chờ quân Tào bắn tên ra, rồi ung dung đi nhặt tên về.

Cách thứ hai: Đi nhặt tên

Trong trận đánh cũng như sau mỗi trận đánh, luôn có những người phụ trách thu dọn chiến trường, nhặt xác quân lính của cả hai bên và các loại vũ khí. Tên nhặt được đem về rửa sạch, rồi mài lại và tái sử dụng.

Có thể thấy, cách thứ nhất cần dùng nhiều mưu trí, rủi ro cũng cao, cách thứ hai thực sự phổ biến hơn.

Cập nhật: 11/04/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video