Đập thủy điện sông Mekong khiến GDP Việt Nam giảm 0,3%

Nhóm nhiên cứu tại Đại học Hiroshima, Nhật Bản do Giáo sư kinh tế học Yoshida Yuichiro đứng đầu vừa công bố kết quả nghiên cứu mới nhất trên tờ báo khoa học Sustainability của MDPI về tác động của các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong đối với khu vực này, đặc biệt là hạ lưu – Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, hôm 19/3.

Kết quả cho thấy các đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong sẽ tiếp tục gây tổn hại nặng nề cho nền sản xuất nông nghiệp, thủy điện, sinh thái, và đời sống của người dân khu vực hạ lưu gồm Việt Nam và Campuchia.

Tại lưu vực chính sông Mekong chảy qua Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, 46 trong 64 đập thủy điện được xây dựng để sản xuất 8.650 Megawatt (MW) điện. Ngoài ra, 11 đập thủy điện dự kiến xây dựng tổng cộng 13.000 MW ở các nước vùng lưu vực chính sông Mekong.


Hình ảnh chụp từ vệ tinh đập thủy điện Xayaburi trên sông Mekong. (Ảnh: Reuters).

Hiện nay, lưu vực sông Mekong đạt công suất 30.000 MW, nhưng chỉ có khoảng 10% tiềm năng này được phát triển. Mặc dù, việc xây dựng đập thủy điện mới tại lưu vực Mekong dự đoán tạo ra khoảng 15.000 MW điện, tăng 8% nhu cầu của khu vực vào năm 2025 với tổng thu nhập từ sản xuất thủy điện có thể đạt 3,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy các hệ lụy như giảm lượng cá, ngập úng bờ sông và mất chất dinh dưỡng cho đất nông nghiệp gây thiệt hại tương đương 500 triệu USD mỗi năm cùng với 54% đa dạng sinh học có thể sẽ biến mất.

Tổng thiệt hại kinh tế có thể khiến GDP của Campuchia giảm 3,7%, Việt Nam giảm 0,3%. Campuchia sẽ chịu tổn thất đến 3/4 lượng cá đánh bắt, trong khi Việt Nam, Lào và Thái Lan chỉ chịu 1/3.

Theo công trình nghiên cứu này, do phần lớn các con đập sẽ được dự kiến xây dựng tại Lào, nên nước này sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc bán điện trong thời gian 25 năm đầu, nhưng mất mát về đa dạng sinh học, bền vững sinh thái và tổn thất trong nông nghiệp cho Lào và khu vực hạ lưu lớn hơn nhiều từ thu nhập bán điện.

Giáo sư Yoshida Yuichiro cảnh báo, sự vội vàng và thiếu cẩn trọng trong đánh giá ảnh hưởng của các con đập phát điện trên sông Mekong sẽ tiếp tục gây tổn hại lớn cho đời sống xã hội, kinh tế, đặc biệt với người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và cá khu vực hạ lưu sông Mekong thuộc Campuchia và Việt Nam.

Công trình nghiên cứu cũng kết luận các con đập tại thượng nguồn là một trong những tác nhân chính gây nên hạn hán và ngập mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, hơn là từ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đây là công trình nghiên cứu có sự chọn lọc và tổng hợp của gần 100 công trình nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới, công bố trên nhiều tạp chí khoa học hàng đầu như Science và PNAS.

Cập nhật: 27/03/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video