Đâu là "cơ bắp" nhanh nhất trong cơ thể? Dám chắc 99% mọi người đều trả lời sai!

Nhiều người hoàn toàn bất ngờ trước đáp án này.

Cơ bắp nhanh nhất cơ thể chính là… cơ mắt

Cơ mắt là nhóm cơ nhanh nhất và nhạy bén nhất trong cơ thể. Nhờ các cơ này, mắt có thể di chuyển linh hoạt theo mọi hướng, thậm chí điều chỉnh các hành động khác của cơ thể. Chẳng hạn, khi bạn nhìn thấy một vật thể nguy hiểm lao tới, cơ mắt lập tức gửi tín hiệu để bạn giơ tay lên bảo vệ.

Mắt được kiểm soát bởi các dây thần kinh ngoại giác, chịu trách nhiệm chính trong việc di chuyển và điều chỉnh. Mống mắt – bộ phận kiểm soát lượng ánh sáng vào mắt – hoạt động bằng cách co giãn, nhưng phản xạ của nó thường chậm hơn so với cơ bắp thông thường.


Cơ mắt là nhóm cơ nhanh nhất và nhạy bén nhất trong cơ thể.

Ngoài ra, mắt còn có chức năng tự động chớp với tốc độ trung bình 15-20 lần mỗi phút. Việc chớp mắt này giúp làm ẩm, cung cấp oxy và loại bỏ bụi bẩn, đảm bảo đôi mắt luôn được bảo vệ.

Cơ chế hoạt động của đôi mắt

Không chỉ là một cơ quan sinh học nhạy cảm, đôi mắt còn đảm nhận nhiều chức năng đặc biệt dưới các góc độ khác nhau.

Về sinh học, mắt là một bộ phận tinh tế, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường. Nhờ khả năng này, con người có thể nhận biết và phản ứng kịp thời trước mọi diễn biến, từ ánh sáng, bóng tối đến các nguy cơ tiềm ẩn.

Dưới góc nhìn quang học, mắt hoạt động như một chiếc máy ảnh sinh học. Nó thu nhận hình ảnh, màu sắc, rồi chuyển hóa thông tin đó thành tín hiệu cho não bộ xử lý. Các thành phần như giác mạc, thủy tinh thể đóng vai trò như hệ thống thấu kính, hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Tại đây, các tế bào cảm quang biến đổi ánh sáng thành tín hiệu thần kinh, đưa đến não thông qua dây thần kinh thị giác, giúp con người nhìn rõ mọi vật xung quanh.

Không chỉ dừng lại ở chức năng quan sát, ánh mắt còn là công cụ giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả. Qua ánh nhìn, con người có thể biểu đạt cảm xúc, ra dấu hiệu hoặc trao đổi thông tin mà không cần dùng đến lời nói.

Mắt vận hành một cách tự động và tinh vi, tương tự như máy ảnh nhưng không cần con người điều chỉnh thủ công. Thủy tinh thể thay đổi độ cong, mống mắt co giãn, đồng tử điều chỉnh kích thước để kiểm soát tiêu cự và lượng ánh sáng đi vào. Đồng thời, các tuyến lệ hoạt động liên tục để bôi trơn giác mạc, ngăn ngừa khô rát và bảo vệ mắt khỏi khói bụi, vi khuẩn.

Cập nhật: 22/11/2024 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video