Đây là cách các nước trên thế giới phát hiện học sinh ngủ quên trên xe bus

Để tránh trường hợp học sinh ngủ quên trên xe bus trường gây hậu quả đáng tiếc, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các biện pháp hữu hiệu, từ thủ công cho đến cài đặt công nghệ hiện đại.

Úc, hệ thống kiểm tra trẻ em trên xe bus trường bắt đầu được áp dụng năm 2014, theo Schoolbusfleet. Thiết bị kiểm tra trẻ em nhắc nhở tài xế xe bus trường phải kiểm tra xem có trẻ em nào ngủ quên hay không mỗi khi kết thúc một lượt chạy.


Nhiều nước trên thế giới áp dụng các biện pháp hữu hiệu để tránh bỏ quên học sinh trên xe bus.

Canada áp dụng 2 cách để phát hiện trẻ em ngủ quên trên xe bus trường, được áp dụng tùy thuộc vào từng hãng xe bus. Cách thứ nhất là cài đặt một chuông báo nhắc tài xế kiểm tra xe mỗi lượt chạy. Chuông báo này chỉ có thể bị vô hiệu hóa bằng cách nhấn một chiếc nút ở cuối xe bus. Nó buộc tài xế phải di chuyển xuống cuối xe để tắt chuông báo và có thể phát hiện bất cứ em nhỏ nào bị bỏ sót lại trên xe. Nếu tài xế không làm việc này vào cuối ca, còi và đèn của chiếc xe sẽ kêu không ngừng, thu hút sự chú ý của bất cứ người đi đường nào cũng như chính lái xe.

Cách thứ 2 thủ công hơn khi sử dụng "cờ" và "biển báo" ở cuối xe bus. Sau mỗi lượt chạy, tài xế bị yêu cầu phải đi bộ tới cuối xe để lật biển báo "xe bus trống", theo Pressfrom.


Hệ thống cảnh báo trẻ ngủ quên trên xe bus chỉ có thể tắt bằng cách bấm vào nút bấm ở cuối xe.

Tương tự, ở Mỹ, để đảm bảo an toàn cho trẻ, các xe bus trường học được trang bị hệ thống cảnh báo ngăn tình trạng trẻ em bị bỏ quên trên xe như hệ thống quxét chuyển động trên xe. Hệ thống này sẽ liên tục quét chuyển động nhiều giờ sau khi xe bus ngưng chạy.

Ngoài ra xe bus còn được trang bị hệ thống báo động nâng cấp, được gọi là Kiểm tra trẻ, có nhiệm vụ nhắc nhở các tài xế xe buýt kiểm tra tình trạng học sinh để đảm bảo không có trẻ nào bị bỏ quên lại trên xe, theo NBC.

Nếu một tài xế cố gắng rời xe mà không tắt hệ thống an ninh, tiếng còi sẽ vang suốt nửa tiếng hoặc cho đến khi tài xế hoàn thành việc kiểm tra trên xe. Hệ thống cảnh báo này chỉ có thể được tắt bằng tay ở phía sau xe.

Bên cạnh đó, tại thành phố New York còn áp dụng cách thủ công khác tương tự ở Canada là, các tài xế xe bus trường học được yêu cầu lật biển báo ghi "Tôi xác nhận rằng chiếc xe này đã được kiểm tra trẻ em ngủ quên" vào cuối mỗi chuyến đi. Có nghĩa là tài xế phải đi bộ xuống cuối xe, kiểm tra từng chỗ ngồi xem liệu có trẻ nào đang ngủ hay không rồi đặt biển báo trên cửa sổ phía sau xe trước khi đưa xe về bãi.


Một biển báo "Tôi xác nhận rằng chiếc xe này đã được kiểm tra trẻ em ngủ quên" được đặt ở cửa kính cuối xe bus ở TP. New York, Mỹ.

Năm 2015, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) lắp đặt nút kiểm tra trẻ em ngủ quên trên các xe bus trường học sau vụ một học sinh 4 tuổi thiệt mạng vì bị bỏ quên trên xe bus trường. Một tòa án ở Abu Dhabi kết tội 3 người có liên quan đến vụ việc và ra lệnh đóng cửa trường học để học sinh thiệt mạng.

Ngoài ra, camera cũng được lắp đặt trên các xe bus trường để tăng cường an ninh và giám sát. Chưa hết, các bậc cũng được cấp quyền truy cập vào một ứng dụng di động chuyên dụng mà thông qua đó họ có thể theo dõi xe buýt và tuyến đường đến trường của con mình và có thể khiếu nại ngay lập tức việc đón, trả con em mình đi học hoặc về nhà.

Tại Hàn Quốc, giữa tháng 4 năm nay, các nhà chức trách đã đưa ra quy định yêu cầu tất cả các trường học, cơ sở chăm sóc trẻ ban ngày phải lắp đặt hệ thống Phát hiện trẻ ngủ trên xe đưa đón để tránh trường hợp trẻ em ngủ quên, bị bỏ lại một mình trên xe. Trong vòng 3 phút sau khi xe dừng hẳn, tài xế sẽ đi một vòng kiểm tra rồi nhấn nút ở cuối xe.

Hệ thống sau đó tự động phát hiện học sinh còn sót lại nhờ vào các thiết bị được gắn ở cả trong và ngoài xe. Kết quả sẽ được gửi đến điện thoại của tài xế, phụ huynh và quản trị viên tại trường. Trong trường hợp người lái xe không thực hiện các bước kiểm tra, hệ thống cũng sẽ gửi cảnh báo đến cha mẹ học sinh và nhà trường. Ngoài ra, tài xế có thể bị phạt tiền lên tới 130.000 won (khoảng 100,8 USD).

Cập nhật: 08/08/2019 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video