Đây là thứ NASA sẽ dùng để săn tìm người ngoài hành tinh

Kính thiên văn mới của NASA hứa hẹn sẽ mở ra một cuộc cách mạng hoàn hảo cho ngành khoa học vũ trụ toàn cầu, mở ra kỷ nguyên mới săn tìm cuộc sống của người ngoài hành tinh.

Vào năm 2018, chúng ta sẽ khám phá ra hành tinh ngoại lai đầu tiên qua các chỉ số khí quyển trong không gian nhờ việc phóng ra kính thiên văn vệ tinh viễn thám xuyên Đại Tây Dương (Tess), mở ra kỷ nguyên mới săn tìm cuộc sống của người ngoài hành tinh.

Kính thiên văn này sẽ bắt đầu một cuộc khảo sát kéo dài trong 2 năm với hơn 200.000 đối tượng hành tinh, ngôi sao sáng nhất của Hệ Mặt trời.


Kính thiên văn này sẽ bắt đầu một cuộc khảo sát kéo dài trong 2 năm. (Nguồn ảnh: Phys).

Kính Tess sẽ tìm kiếm, theo dõi mức giảm độ sáng của ngôi sao do quá cảnh của một hoặc nhiều hành tinh đi qua trên bề mặt.

Sau đó, kính sẽ theo dõi ánh sáng phản chiếu bởi bầu khí quyển từ các hành tinh ngoại lai; lực hấp dẫn mà hành tinh này tác động lên các ngôi sao bí ẩn, sự uốn cong ánh sáng theo thuyết vật lý của Einstein để tìm ra các ngôi sao mới.

Không những thế, bằng cách sử dụng quang phổ, kính này sẽ phân tích thành phần hóa học của khí quyển, rồi tìm kiếm sự hiện diện của oxy dưới dạng ozone.

Nếu quang phổ phát hiện ra sự có mặt của oxy, carbon dioxide và nước thì hành tinh này nằm trong vùng được xác định sẽ gọi là vùng sinh sống - có nghĩa là các điều kiện trên bề mặt của nó không quá nóng hoặc quá lạnh.

Cho đến nay, NASA đã tìm thấy trên 550 hành tinh ngoại lai và Kính thiên văn Tess của Nasa sắp sửa sẽ giúp làm tăng số lượng đó.

Cập nhật: 07/02/2018 Theo kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video