Truy nhập Internet được xem là một quyền của con người trong thế giới phát triển. Nhưng nó lại không tồn tại ở rất nhiều quốc gia đang phát triển, vì thế, khi hiện diện, nó được xem như là một sự ban tặng.
Tại phần lớn các quốc gia nơi mạng Internet là phổ biến, mô hình sử dụng tuân theo tiêu chuẩn: email, chơi game, du lịch, đánh bạc, tranh ảnh khiêu dâm và xem Youtube. Tại các quốc gia nơi mà việc truy nhập vào mạng Internet không dễ dàng, mô hình sử dụng cũng rất khác biệt: xin giấy đăng ký kết hôn, xin phép nuôi thỏ, thậm chí là hỏi xem nguồn trả tiền thuê tháng tới từ đâu. Tại rất nhiều quốc gia, mạng Internet là một quà tặng của Chúa, không phải là quyền của con người.
Tại Madhya Pradesh, Ấn Độ, một người phụ nữ thất học đi đến chỗ một soochak (Nhà quản lý) của một ki-ốt Internet. Bà ta than phiền về một cái giếng nước không hoạt động và soochak sử dụng máy tính để điền những lời than phiền của bà ta vào một biểu mẫu điện tử, sau đó gửi lên một trung tâm địa phương nơi được đăng ký với chính quyền địa phương.
Ở Lima, Pêru, một người phụ nữ cần liên lạc với cậu con trai của mình đã di cư đến thành phố New York để xin tiền thanh toán cho bác sĩ. Bà ta đến một cabina pública địa phương (một trung tâm máy tính nhỏ), nơi mà dịch vụ VoIP cho phép bà thực hiện một cuộc gọi ngắn với con trai với chi phí một sol hoặc thậm chí là ít hơn (khoảng 30 cent Mỹ).
Ở Hungary, một người thợ săn thỏ xin phép János (nhân viên khai thác teleház địa phương) để lướt Web và đăng ký xin chính phủ trợ cấp hạt giống ngô. Ông ta có thể sử dụng số ngô này để cho thỏ ăn trong suốt mùa đông, nhờ đó chúng sẽ béo hơn để săn bắt vào mùa xuân.
Truy nhập đến mọi khu vực
Trên thực tế, chỉ có khoảng 10% số người trên hành tinh này quen thuộc với mạng Internet và những điều mà mạng Internet có thể mang lại. Phần lớn trong số họ sống ở các nước công nghiệp phát triển, hoặc nếu họ có sống tại các quốc gia đang phát triển đi nữa thì họ cũng nằm trong số những người giàu, được giáo dục tốt và thường là thiểu số những người nói tiếng Anh sinh sống ở các khu vực thành thị.
Sự phân tách giữa những người có và những người không có khả năng truy nhập đến các công nghệ số thường được gọi là Khoảng cách số (digital divide). Nhưng thuật ngữ đó không bao phủ được hết mức độ phức tạp của vấn đề, bởi vì nó tập trung vào khía cạnh “có” và “không có” của công nghệ. Thay vào đó, điều thực sự có ý nghĩa là khả năng sử dụng và thu được lợi ích từ công nghệ, bất kể là công nghệ đó có thuộc về sở hữu cá nhân hay không.
Mặc dù có rất nhiều người và tổ chức biết rằng việc chỉ đơn thuần trang bị máy tính cho mọi người sẽ không thu hẹp được khoảng cách số, và việc cần làm là gì thì vẫn còn chưa rõ ràng. Những điều kiện ở Tokyo sẽ không phù hợp với những điều kiện ở Lima, Pêru; những điều kiện ở thành phố New York sẽ không phù hợp với những gì ở Madhya Pradesh, Ấn Độ. Và như đã được bộc lộ, công nghệ nói riêng không phải là giải pháp. Những ví dụ tại Ấn Độ, Pêru, và Hungari đều có một điểm chung là ý nghĩa đối với mạng xã hội địa phương và những nhu cầu kinh doanh tại chỗ đưa đến những ứng dụng thành công.
Trên khắp thế giới đang phát triển, các cơ sở truy nhập Internet công cộng đang phát triển để bù đắp sự thiếu hụt và làm cho cuộc sống tốt hơn. Những cơ sở truy nhập Internet này rất khác biệt so với những quán cà phê Internet được xây dựng rất hiện đại ở các thành phố, nơi mà con người đã có kiến thức về mạng Internet truy nhập vào mạng để sử dụng email hoặc chơi game. Các cơ sở truy nhập Internet công cộng đang giải quyết được ngày càng nhiều những vấn đề, trở thành một lực lượng quan trọng và ngày càng lớn mạnh ở thế giới đang phát triển có mức độ thâm nhập ICT thấp.
Đôi nét về tác giả: |
Trên hết, các công ty lớn và các nhà sản xuất như Intel đang bắt đầu định nghĩa và thiết kế ra những sản phẩm mang tính địa phương. Các Trung tâm Định nghĩa Thiết bị (Platform Definition Centers - PDCs) đã được hình thành tại bốn thị trường quan trọng là: Ấn Độ, Ai Cập, Braxin và Trung Quốc để giúp xác định những thiết bị điện toán và công nghệ mới đáp ứng được nhu cầu địa phương.
Trung tâm Braxin đặt tại São Paulo sẽ tuyển dụng nguồn nhân lực địa phương và tìm kiếm những khái niệm về sản phẩm và công nghệ có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường châu Mỹ La tinh. Trung tâm tại Cairo, Ai Cập sẽ đáp ứng nhu cầu của thế giới Ả rập. Như Chủ tịch Otellini cho biết, Intel đang thực hiện những nỗ lực có phối hợp để thiết lập các trung tâm công nghệ địa phương trên toàn thế giới, ở những địa điểm cần đến những trung tâm đó nhất.
Tính đến thời điểm hiện tại, những con người đã phát triển ra phần cứng và phần mềm điện toán của thế giới đã tạo ra chúng để phù hợp với thế giới của riêng họ - thế giới “có”. Các công ty có trách nhiệm đang nghiên cứu về cách thức công nghệ đang được áp dụng trong phần còn lại của thế giới, thế giới của những người “không có” và về cách thức trong tương lai chúng có thể được thiết kế để phù hợp tốt hơn với thế giới đó. Hướng đến cung cấp truy nhập cho những người cần đến nó, chứ không chỉ đơn thuần là muốn có nó.
Tony Salvador & John Sherry, Intel