Theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Stanford (California) và được công bố trong Tạp chí Proccedings of National Academy of Sciences, đến năm 2100, gần 10% loài chim trên thế giới có thể sẽ biến mất. Trong đó, khoảng 179 loài hiện nay có nguy cơ cao bị biến mất ngay.
Ảnh: Samasati |
Kịch bản thứ nhất dựa trên cơ sở giả định theo các loài hiện nay được đánh giá bị đe dọa biến mất theo nhịp độ quan sát hiện thời. Trong kịch bản này, 10% số loài sẽ dần dần biến mất.
Kịch bản thứ hai dựa trên giả định lạc quan là không có loài nào được xếp vào danh mục bị đe dọa nữa; có nghĩa là chỉ có 15 loài chim biến mất từ nay đến năm 2100 (như vậy là chưa đến 6% loài bị tuyệt chủng).
Cuối cùng, kịch bản thứ ba, là kịch bản bi quan nhất, dựa trên giả định số lượng các loài bị đe dọa gia tăng với tỷ lệ 15 loài/10 năm, tức là gần 1/6 loài sẽ tuyệt chủng từ nay đến cuối thế kỷ này (bằng khoảng 16% số loài hiện có).
Với triển vọng như vậy, theo các kịch bản này, 7%-25% loài chim sẽ bị đe dọa biến mất hoặc sống trong tình trạng bị cầm tù (bị bắt về nuôi).
Trong các yếu tố quyết định khác về nguy cơ tuyệt chủng, các tác giả nêu rõ: sự phá hoại tổ và vị trí làm tổ, săn bắt các loài chim quý hiếm để bán cho các cửa hàng bán động vật nuôi, sự du nhập các loài ăn thịt ngoại lai (mèo, chuột, v.v…) vào một số khu vực và sự biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi tập quán của một số loài.
Sau đó, nhóm nghiên cứu người Mỹ đã phân tích tác động của sự suy giảm đa dạng sinh học của loài chim đối với môi trường, sức khỏe con người và kinh tế.
Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp các nghiên cứu được thực hiện về các vai trò sinh thái khác nhau của loài chim (thụ phấn, công việc của kền kền (động vật ăn xác thối), diệt trừ côn trùng, v.v…). Đối với các nhà nghiên cứu, hậu quả của sự tuyệt chủng trong tương lai cũng bi thảm như các hậu quả liên quan đến sự ưu tiên của các loài đặc hữu - mà khó có thể thay thế được - dễ bị tổn hại do sự phụ thuộc của chúng vào hệ sinh thái đặc thù.