Đi học ai chẳng từng bị mực dính ra tay - kì cọ thế nào cũng khó sạch, vì sao nhỉ?

Cùng đi tìm lý do vì sao khi bị dính mực ra tay mà rửa mãi chúng mới sạch được chút chút, trong khi dung dịch khác lại không khó như vậy.

Khi đi học, mực dây ra khiến cả bàn tay lem luốc. Đến khi về nhà, dùng xà phòng rửa mãi, kì mãi cũng không sạch hết. Vì sao vậy nhỉ?

Tẩy sạch những vết mực dính trên tay luôn khó khăn hơn nhiều so với những vết bẩn khác dính trên da. Điều này có thể được giải thích bằng sự tương tác giữa thành phần của mực và cấu trúc của da.


Những "hạt mực" này có thể len xuống được dưới bề mặt da là vì kích thước siêu nhỏ của chúng.

Mực viết có chứa một loại dung môi giống như rượu propyl. Dung môi này thường hòa tan nhanh chóng và thấm sâu vào lớp sừng của da. Khi nhìn vào vết bẩn, bạn có thể nghĩ là mực chỉ bám trên bề mặt da.

Nhưng thực chất, một lượng nhỏ đã thấm qua bề mặt và di chuyển vào bên trong da. Những "hạt mực" này có thể len xuống được dưới bề mặt da là vì kích thước siêu nhỏ của chúng. Chúng còn nhỏ hơn nhiều so với các tế bào máu trong cơ thể của ta nữa cơ.

Chính vì vậy, khi bạn rửa vết mực dính trên tay, thực tế bạn chỉ xóa sạch được những "hạt mực" nằm trên bề mặt da. Còn những "hạt mực" thấm dưới lớp sừng của da không tan trong nước nên vẫn rất cứng đầu và phải rửa nhiều lần bằng xà phòng mới đi hết.

So sánh với những vết bẩn khác, ví dụ như vết máu. Thành phần của máu hoàn toàn khác với mực nên sự tương tác của máu với da cũng khác hẳn. Trong máu tươi chủ yếu là nước mà da thì không thấm nước. Hơn nữa, các tế bào máu có kích thước lớn nên cũng không thể len qua các tế bào trên bề mặt da. Vì thế vết máu tươi dính trên da dễ dàng bị rửa sạch.


Máu không thấm qua da nên rửa trôi nhanh hơn.

Tuy nhiên, nếu để vết máu khô, việc rửa sạch sẽ khó khăn hơn một chút. Bởi máu sẽ trải qua một phản ứng hóa học, đông lại ngay tại chỗ. Đây là cơ chế đông máu vốn có của nó để ngăn ngừa mất máu trong những trường hợp bị thương.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn đánh bay nhanh những vết máu khô dính trên da hoặc quần áo là hãy dùng nước lạnh thay vì nước nóng.

Cập nhật: 28/05/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video