Đi ngoài ra máu: nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh đi ngoài ra máu có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là đi đại tiện ra máu tươi hoặc đi cầu ra phân đen. Trường hợp đi cầu ra máu tươi thường có nguyên nhân là các tổn thương ở đại tràng, trực tràng, hậu môn. Trường hợp đi cầu ra phân đen thì nguyên nhân là chảy máu từ thực quản xuống ruột non.

Nguyên nhân đi ngoài ra máu thường gặp

  • Bệnh trĩ: Máu tươi dính theo phân và nhỏ giọt sau khi đi cầu. Thăm trực tràng sẽ thấy tĩnh mạch trực tràng giãn và nổi ngoằn ngoèo thành từnng búi, có máu ra theo tay. Bệnh trĩ cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.
  • Táo bón: Bị táo bón dẫn tới đi ngoài ra máu tươi.
  • Kiết lỵ: Máu thường lẫn với phân, kèm theo có chất nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đau bụng, mót rặn và đau hậu môn khi đi đi ngoài.
  • Ung thư đại tràng: Đi cầu ra máu thường ít và dính theo phân. Có hội chứng bán tắc ruột và khám thấy khối u.
  • Ung thư trực tràng: Hay gặp ở người già, triệu chứng chủ yếu là đi ngoài máu tươi kéo dài, máu ra từng giọt hay từng tia. Thăm và soi trực tràng thấy khối u.


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đi ngoài ra máu.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây đi ngoài ra máu như:

  • Viêm đại trực tràng chảy máu: Có thễ rỉ máu theo phân có lẫn ít mủ thường chảy máu nhiều.
  • Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Đau quặn bụng dữ dội và đi ngoài ra máu, máu có thể đen hoặc tươi.
  • Polyp đại, trực tràng: Đi ngoài ra máu tươi thành giọt, đôi khi thành tia. Soi và chụp đại tràng có thể thấy Pôlip.
  • Tình trạng dị ứng: Gây xung huyết niêm mạc trực tràng cũng có thể gây ra đi ngoài máu tươi.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa... cũng gây đi ngoài ra máu, biểu hiện thường là đi ngoài ra phân đen với mùi đặc trưng.

Phòng tránh đi ngoài ra máu

  • Chế độ ăn: Chế độ ăn hợp lý, ăn ít thịt nhiều rau, ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ăn ít đồ cay, ăn nhiều trái cây, ăn sáng hàng ngày giúp đi đại tiện dễ dàng. Không uống rượu, bia; không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu.
  • Đi đại tiện hàng ngày: Tập thói quen đi cầu hàng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, khi đi đại tiện không ngồi xổm lâu hoặc rặn mạnh. Giảm bớt các tác động lên vùng hậu môn, trực tràng, dùng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ.
  • Thể dục, thể thao: Tham gia vào một số hoạt động thể chất phù hợp để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu. Tăng cường vận động cho cơ thắt hậu môn, đặc biệt là vận động hậu môn, khi bị sưng tấy do trĩ, chảy máu nhiều thì nên đi khám và điều trị kịp thời.
  • Làm việc khoa học: Tránh khuân vác quá nặng, tránh đứng/ngồi liên tục trong thời gian dài. Với người phải ngồi làm việc liên tục, sau khoảng 1h nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng vài phút.
Cập nhật: 02/02/2017 Theo phongkhamthientam
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video