Các thiết bị công nghệ cao đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng mặt khác nó cũng gây ra khá nhiều chứng bệnh và sự tổn thương cho cơ thể. Dưới đây là 9 bệnh lý bắt nguồn từ việc sử dụng các thiết bị công nghệ, và cách phòng tránh chúng.
Có thể bạn sẽ cười phá lên khi ai đó kể câu chuyện về một người đàn ông bị cháy quần vì kê một chiếc laptop quá nóng lên đùi để làm việc. Nhiều người coi đây là một câu chuyện hài hước nhưng thực sự nó đã cho thấy mặt trái của việc sử dụng thiết bị công nghệ không đúng cách.
Giáo sư Tony Kochhar, một chuyên gia về chấn thương chi trên và vai thuộc Đại học Greenwich (vương quốc Anh) tâm sự: "Chúng tôi vừa điều trị cho một cô gái. Cô này dùng điện thoại quá nhiều để gửi email, khiến dây chằng bị đứt. Chúng tôi đã phải mổ để nối lại dây chằng cho cô ấy".
Trường hợp trên cho thấy tất cả các thiết bị công nghệ cao có một điểm chung: nếu chúng ta sử dụng không đúng cách, chúng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Thuật ngữ "cánh tay Gorilla" được sử dụng từ khi có sự xuất hiện của màn hình cảm ứng và bút laser vào những năm đầu thập niên 80. Người bị bệnh lý này có cảm giác mệt mỏi và khó chịu khi đưa cánh tay ra phía trước mặt và di chuyển cánh tay ở một phạm vi nhỏ. Cho dù bệnh lý này không phải đặc biệt nghiêm trọng nhưng nó cũng gây ra sự khó chịu cho người bệnh.
Nintendinitis không hoàn toàn là bệnh lý do sử dụng thiết bị game Nintendo. Bệnh này còn có một tên gọi khác là bệnh Da ngón cái (Leather Thumb) hoặc bệnh Ngón cái BlackBerry. Nó dùng để mô tả các tổn thương ngón tay do bấm phím quá nhiều. Nếu không được điều trị sớm, nó có thể gây ra những sự đau đớn, viêm gân và hội chứng nhức xương cổ tay.
Giáo sư Kochhar nói rằng, Nintendinitis và những triệu chứng tương tự là kết quả của "một sự vận động liên tục lặp đi lặp lại trong một thời gian dài mà không có sự nghỉ ngơi. Các mô thần kinh ít có khả năng tự lành, vì vậy nghỉ ngơi qua một đêm cũng là không đủ". Giáo sư Kochhar đã từng thấy một trường hợp một phụ nữ bị viêm gân ngón tay cái khi sử dụng điện thoại di động.
Một vài tổn thương liên quan đến công nghệ là do tư thế sai., và bệnh đau vai iPad là một trong những minh chứng. Đây là chứng bệnh đau lan từ cổ đến vai do tư thế gập người về phía trước để sử dụng laptop hoặc iPad đặt trên đùi. Tư thế gập người về phía trước sẽ khiến cho cổ phải vươn về phía trước, làm cho các bắp cơ ở cổ và ở lưng cũng căng ra, ép vào các đĩa đệm ở đốt sống cổ. Giữ nguyên tư thế này trong thời gian dài sẽ khiến dây thần kinh bị kích thích, các cơ bắp co rút gây ra chứng đau vài iPad mà người Việt thường gọi là chứng đau vai gáy – một chứng bệnh quen thuộc của dân văn phòng.
Phát ban PlayStation là một bệnh lý về da lần đầu tiên được phát hiện qua một bé gái 12 tuổi người Thụy Sỹ. Cô bé này bị tổn thương da lòng bàn tay. Theo tạp chí Journal of Dermatology, nguyên nhân là do cô bé này đã cầm điều khiển PlayStation quá nhiều và quá lâu gây ra những "chấn thương nhỏ nhưng liên tục" trong lòng bàn tay của mình.
Hồi năm 2011, một số tờ báo đã tranh nhau đưa tin về một người chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương đã chữa cho "hàng nghìn bệnh nhân" bị tổn thương do gõ bàn phím máy tính. Có vẻ như con số hàng nghìn bệnh nhân mà người đàn ông đó chữa trị là một sự phóng đại, nhưng căn bệnh này là có thực. Nó cũng giống như bệnh đau vai iPad. Người bệnh bị đau cổ, vai và lưng do tư thế nhìn xuống màn hình máy tính.
Vào năm 2006, các bác sỹ đã cảnh báo rằng sử dụng iPod khi trời dông bão có thể bị sét đánh trúng. Hai tuần sau đó, Jason Bunch, một thiếu niên ở Denver đã chứng minh lời cảnh báo đó là đúng. Cậu bé đã bị sét đánh khi đang nghe iPod. "Khi tôi tỉnh dậy, máu tràn ra khỏi tai", Jason kể lại. Mặc dù các trường hợp bị sét đánh khi sử dụng là rất hiếm, tuy nhiên vào năm 2009 cô bé Sophie Frost lại cho rằng chính iPod đã cứu mạng cô khi bị sét đánh.
Đây là một hội chứng tạm thời, nhưng nó chẳng đem lại chút niềm vui nào. Nó khiến người bệnh nhìn mọi vật qua một làn sương mờ, mỏi mắt và đau đầu. Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ nói rằng 90% những người sử dụng máy tính trên 3 giờ đồng hồ mắc hội chứng này. Chứng này sẽ càng trầm trọng nếu người sử dụng ngồi trước một màn hình quá chói, trong một căn phòng ánh sáng yếu và thông gió kém.
Hội chứng này có nhiều tên gọi, chẳng hạn như laptop bắp đùi, nhưng tên gọi y học của nó là Hồng ban do nhiệt. Nguyên nhân là do người sử dụng đã để cho phần da đùi tiếp xúc quá lâu với nguồn nhiệt vì chủ quan cho rằng nguồn nhiệt này không quá nóng. Chỉ cần một nhiệt độ từ 43-47 độ C cũng có thể gây bỏng da. Ít nhất có 15 trường hợp hồng ban do nhiệt được báo cáo tính đến cuối năm 2012.
Các tổn thương này hiện nay không tồn tại, nhưng chắc chắn nó sẽ xuất hiện khi các thiết bị như kính thực tại ảo Oculus Rift và Google Glass được dùng ngày một nhiều. Việc đeo một thiết bị như Oculus lên đầu và dùng một thời gian dài sẽ gây ra chứng đau cổ và vai. Còn các bác sỹ nhãn khoa thì cho rằng đeo Google Glass lâu cũng không tốt cho mắt. chưa kể gây ra cac ảo giác nguy hiểm.
Như chúng ta đã thấy, phần lớn các tổn thương là do hoạt động sai tư thế hoặc cầm nắm một thứ gì đó quá lâu. Người sử dụng thiết bị công nghệ cao cũng đã chủ quan bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm dẫn đến tình trạng tổn thương nặng hơn. Theo giáo sư Kochhar: "Bệnh lý đau vai iPad ban đầu chỉ là một cơn đau nhỏ, người bệnh thường nghĩ là do làm việc quán nhiều hoặc căng thẳng. Khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn sẽ dẫn đến các cơn đau như châm kim hoặc đau rát. Những triệu chứng này cho thấy các mô đang bị hư hỏng, nhất là các mô mỏng manh như dây thần kinh, rất khó phục hồi nhanh chóng".
Giáo sư Kochhar cũng nói rằng bạn không nên để bị đau cổ, vai hoặc cánh tay. Khi tình trạng này kéo dài vài ngày bạn nên cẩn trọng. "Dấu hiệu cảnh báo bao gồm sưng, đau ở vai cổ, đau vào ban đêm, ngứa ran, đau lan xuống cánh tay, tê và mỏi. Nếu có những dấu hiệu này có nghĩa là cơ thể đang cố gắng cho bạn biết điều gì đó. Bỏ qua nó là một sai lầm nghiêm trọng", Kochhar cho biết.
Ngoài ra 9 bệnh lý nêu trên, bệnh lý đáng chú ý nhất vẫn là lệ thuộc và nghiện công nghệ, hậu quả nghiêm trọng nhất của nó là khiến con người chúng ta trở nên xa cách hơn, mất đi sự gắn kết giữa con người với con người, kể cả giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Điều tệ nhất là sự bất thường này đang diễn ra hằng ngày và ngày càng nghiêm trọng, nhưng chúng ta đang dần coi đó là... bình thường?!? Lúc này, giải pháp trị liệu đơn giản là hãy giảm bớt tần suất sử dụng các thiết bị công nghệ và nên sắp xếp thời gian dành cho cuộc sống thực nhiều hơn.