Dị nhân Ấn Độ ăn 1.100 volt điện thay cơm

Một người đàn ông Ấn Độ được mệnh danh là "Bóng đèn sống" khiến các chuyên gia y tế kinh ngạc với khả năng ăn điện thay thức ăn.

Naresh Kumar, một người đàn ông 42 tuổi ở thành phố Muzzafarnagar thuộc bang Uttar Pradesh phía bắc Ấn Độ, khẳng định cơ thể ông có khả năng cách điện bẩm sinh, ngay cả với dòng điện cao thế, Sun hôm 28/7 đưa tin. Kumar tự chứng minh khả năng kỳ lạ của mình bằng cách nắm chặt dây điện hở để hút dòng điện 1.100 volt khi cảm thấy đói.


Ông thậm chí còn ngậm dây điện hở trong miệng mà không hề bị giật.

"Bất cứ khi nào tôi có cảm giác đói bụng và không còn thức ăn trong nhà, tôi thường nắm chặt dây điện hở và thấy no sau khoảng nửa tiếng. Tôi có thể ăn điện giống như thức ăn", Kumar chia sẻ.

Kumar, người làm việc trong một bệnh viện công, phát hiện ra khả năng "ăn điện" của mình cách đây 6 năm khi vô tình đụng vào dây điện. Kumar đã thử chạm vào các thiết bị điện khác nhau như dây may-so hay bóng đèn cao áp. Ông thậm chí còn ngậm dây điện hở trong miệng mà không hề bị giật. Bút thử điện cho thấy trong người ông có dòng điện chạy qua nhưng ông không hề cảm thấy đau đớn.

"Tôi có thể chạm vào bất kỳ thiết bị điện nào như tivi, máy giặt, tủ lạnh, và máy biến thế bằng tay không mà không bị ảnh hưởng", Kumar nói.

Điện áp khoảng 50 volt có thể tạo ra dòng điện ngăn cản tín hiệu điện truyền giữa não bộ và các cơ, gây ra hiện tượng điện giật. Cường độ dòng điện càng lớn, tổn thương do điện giật càng nguy hiểm và có thể gây tử vong cho con người.


Naresh Kumar có khả năng "ăn" điện. (Video: CAP).

Cập nhật: 01/08/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video