Đi tìm nguồn gốc của chó ngao Tây Tạng

Trên thực tế, lịch sử thuần hóa loài chó của con người vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp, những quan điểm được đưa ra chỉ là giả thuyết và còn quá sớm để đưa ra kết luận.

Chó ngao Tây Tạng được những người chăn gia súc trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng gọi là "chó tuyết" và chiếm một vị trí rất quan trọng trong lịch sử và văn hóa của những người chăn gia súc. Trước đây, công nghệ chăn thả hiện đại chưa phát triển, trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng có rất nhiều thú dữ, chúng luôn rình rập gia súc và việc nuôi một vài con chó ngao Tây Tạng là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để ngăn chặn sói.

Chó ngao Tây Tạng cũng rất giỏi về mặt này, nó là một giống chó rất hung dữ và người xưa đã từng cho rằng một con chó ngao có thể đánh thắng được ba con sói.

Trước đó, chó ngao Tây Tạng chỉ phổ biến trong cộng đồng những người chăn gia súc, nhưng sau những năm 1980, chúng đã dẫn đầu trở nên phổ biến ở nước ngoài. Do tính cách hung dữ và ngoại hình giống sư tử nên chúng được nhiều người nước ngoài săn đón và đặt cho chúng biệt hiệu là "chó phương Đông".


Ngày trước, chó ngao Tây Tạng chỉ phổ biến trong cộng đồng những người chăn gia súc.

Sau những năm 1990, cơn sốt đối với chó ngao Tây Tạng bắt đầu được hình thành tại Trung Quốc, và một số thương nhân đã nắm bắt được cơ hội kinh doanh và quảng cáo về chó ngao Tây Tạng như một loài "thần khuyển", điều này đã làm cho giống chó cao nguyên cổ đại này trở nên nổi tiếng với công chúng.

Do sự tuyên truyền phóng đại về loài chó này, việc nhân giống chúng đã diễn ra tràn lan, theo đó nhiều trại chó giống đã cố tình lại tạo chúng với nhiều giống chó khác để có được sự phát triển đột biến của bộ lông và thân hình to lớn bất thường. Chính điều này về sau đã khiến cho danh tiếng cũng như chất lượng của giống chó này bị giảm sút nghiêm trọng.

Công bằng mà nói, chó ngao Tây Tạng ban đầu là một giống chó cao nguyên tuyệt vời, và chúng cũng sở hữu một số đặc điểm khiến bản thân giống này không thích hợp sống ở những khu vực có độ cao thấp để làm vật nuôi trong nhà giống như nhiều giống chó phổ biến khác.


Cơn sốt đối với chó ngao Tây Tạng bắt đầu được hình thành tại Trung Quốc.

"Chú chó" theo chân những người nhập cư đầu tiên đến sống trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng

Về nguồn gốc của chó ngao Tây Tạng, trong một số câu chuyện, truyền thuyết và tiểu thuyết văn học, có câu nói rằng "chín chó một ngao", đại khái đây là một sự tuyển chọn, cạnh tranh tàn khốc để có được một con chó ngao tốt. Họ thường thả mười con ngao con cùng một đàn hoặc sinh cùng năm xuống cái hố sâu, không có thức ăn, hoặc có rất ít, chỉ đủ cho một con ăn thôi.

Dưới áp lực của cơn đói, những chú chó con này sẽ chiến đấu và cắn xé lẫn nhau, và cuối cùng chỉ còn lại một chú chó con khỏe nhất và hung dữ nhất còn tồn tại, và lúc này con chó con duy nhất đó mới được coi là chó ngao Tây Tạng.

Về câu nói này, chúng ta có thể nghe nó như một câu chuyện khiến cho giống chó này thêm phần huyền bí. Còn về bản chất, chó ngao Tây Tạng cũng giống như Chow Chow, Shar-Pei, Crested hay giống chó H'mông đuôi cộc của chúng ta, chúng đều là những giống chó có tính cách độc lập và sở hữu nguồn gene cổ xưa. Tuy nhiên chó ngao Tây Tạng lại là một giống chó đặc biệt hung dữ và mạnh mẽ.


Chó ngao Tây Tạng lại là một giống chó đặc biệt hung dữ và mạnh mẽ.

Về mặt lịch sử và nhiều nghiên cứu khảo cổ đã cho thấy rằng ban đầu, không có hề có chó ngao Tây Tạng trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, nhưng theo sự di cư của con người, giống chó này cũng dần xuất hiện tại đây.

Khoảng 24.000 năm trước, khi một nhóm người sơ khai đã đi vào cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng để sinh sống, họ đã mang theo một số loài "chó cỏ" sinh sống ở nơi có độ cao thấp.

Sau đó, trong cuộc sống cao nguyên lâu dài, những con chó này tiếp tục phát triển và sinh sản, thích nghi với cuộc sống cao nguyên, và cuối cùng hình thành nên giống chó ngao Tây Tạng mà chúng ta thấy bây giờ.

Có người còn đặt câu hỏi rằng mốc thời gian loài chó được con người thuần hóa là cách đây khoảng 16.000 năm hay cách đây 24.000 năm?

Trên thực tế, lịch sử thuần hóa loài chó của con người vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp, những quan điểm được đưa ra chỉ là giả thuyết và còn quá sớm để đưa ra kết luận.

Lai tạo với chó sói Tây Tạng cổ đại để có thể thích nghi với độ cao

Những giống chó sinh sống ở nơi có độ cao thấp khi vào vùng cao nguyên ban đầu chưa thể thích nghi hoàn toàn. Cũng giống như con người ở đồng bằng, khi đi lên những khu vực có độ cao lớn và không khí loãng, nhiều người sẽ bị say độ cao và không thể vận động mạnh được.

Điều này cũng đúng với những con chó đầu tiên này, theo thời gian, khi số lượng chó tăng lên, một số bắt đầu lai tạo với những con sói Tây Tạng cổ địa phương, để sinh ra những con chó con - chúng được thừa hưởng một gene quan trọng nhất định, và chính dưới tác động của gene này mà chúng có được khả năng thích ứng với độ cao lớn.

Gene này được gọi là gene "EPAS1". Các nhà khoa học đã phát hiện ra nó ở nhiều loài sinh vật sống ở nơi độ cao lớn, bao gồm báo tuyết và chó sói Tây Tạng, nhưng không có ở động vật sống ở độ cao thấp như chó nhà, sói xám và chó rừng lưng vàng...

Nghiên cứu cho thấy gene "EPAS1" có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa sản xuất hemoglobin ở động vật, khiến cơ thể nhạy cảm hơn với sự thay đổi oxy, cho phép chúng tồn tại lâu dài trong môi trường thiếu oxy, đồng thời có thể duy trì hoạt động ở cường độ cao.

Sau khi lai tạo với chó sói Tây Tạng, những con chó con có được gene này và từ đó đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng.

Các nhà khoa học đã xây dựng một cây phát sinh loài của loài chó và phát hiện ra rằng chó và sói đã tách ra từ rất lâu và mỗi loài tiến hóa theo các hướng khác nhau, nhưng sau khi tổ tiên của chó ngao Tây Tạng vào cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, chúng đã lai với sói và thu được một số di truyền của loài sói cao nguyên.

Do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, để giữ ấm, những con chó con này đã dần trải qua một số thay đổi thích nghi trong suốt cuộc đời dài ở cao nguyên, chẳng hạn như lông dày hơn và lớp mỡ dày hơn.

Tất nhiên, quá trình tiến hóa của loài chó về cơ bản là quá trình chọn lọc và lai tạo của con người, sau nhiều thế hệ chọn lọc và lai tạo, cuối cùng con người có được những thứ mình cần ở một giống chó nhất định.

Như đã đề cập trước đó, vai trò quan trọng nhất của chó ngao Tây Tạng trong thời cổ đại là bảo vệ gia súc và chống lại chó sói, vì vậy những giống chó nhỏ và ngoan ngoãn đương nhiên không thể đảm nhận nhiệm vụ quan trọng này, đồng nghĩa với việc chúng sẽ không được lai tạo. Ngược lại, giống chó ngao Tây Tạng, có kích thước khổng lồ, tính cách hung dữ và có sức mạnh răn đe lớn sẽ là loài chó ưa thích của những người chăn gia súc.

Vào năm 2016, một số học giả ở Bắc Kinh đã chụp ảnh những con chó ngao Tây Tạng đuổi theo báo tuyết trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, tranh giành thức ăn với báo tuyết và bao vây gấu nâu. Có thể chó ngao Tây Tạng không phải là đối thủ của báo tuyết và gấu nâu Tây Tạng, nhưng loài chó này có tính chất xã hội cao, và chúng luôn sống theo bầy đàn.


Đánh giá từ những bức ảnh do các học giả Bắc Kinh chụp, có thể nhận thấy rằng ba hoặc bốn con chó ngao Tây Tạng có thể đuổi báo tuyết đi, và năm con chó ngao Tây Tạng trở lên có thể vây quanh và trấn áp được gấu nâu.

Mặc dù chó ngao Tây Tạng hiện tại không còn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, nhưng dù bạn có thừa nhận hay không thì chúng ta vẫn phải biết sự thật là những con chó ngao được nuôi dưỡng và lai tạo với mục đích buôn bán không phải là những con chó được sinh ra với mục đích làm việc và hoạt động theo đúng chức năng vốn có của chúng. Tuy nhiên khi được sinh ra và phục vụ cho công việc đúng với chức năng ban đầu của mình, chó ngao Tây Tạng không chỉ có thể thích nghi với môi trường khí hậu khắc nghiệt của vùng cao nguyên mà còn có thể thực hiện được tốt nhiệm vụ của mình và cũng không kém cạnh các giống chó khác trong việc đối phó với thú dữ.

Và ở thời điểm hiện tại, khi phong trào nuôi dưỡng chó ngao Tây Tạng làm thú cưng đã thoái trào, một số lượng lớn chó ngao Tây Tạng đã bị bỏ rơi. Điều ngày không chỉ gây ra tổn hại cho hệ sinh thái mà còn đe dọa trực tiếp tới con người. Khi sự hoang dã dần hồi phục, những con chó ngao Tây Tạng lang thang đã bắt đầu tấn công con người, gia súc, và săn đuổi báo tuyết, điều này đã dần biến chúng trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn trên cao nguyên.

Cập nhật: 07/09/2022 Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video