Đi tìm "thiên đường cuối cùng trên Trái đất": Ở rất gần Việt Nam!

Nằm ở trung tâm của Tam giác San hô, Mạng lưới Khu bảo tồn biển Raja Ampat (Indonesia) trải dài hơn 4 triệu ha và bao gồm khoảng 1.500 hòn đảo.

Thiên đường trên mặt đất

Theo hãng tin CNN, Raja Ampat được ghi nhận về sự đa dạng sinh học biển phong phú nhất trên Trái đất và một vị trí tương đối biệt lập khiến nó được mệnh danh là "thiên đường cuối cùng trên Trái đất". Đây là nhà của hơn 1.600 loài cá, trong khi khoảng 75% loài san hô được biết đến trên thế giới có thể được tìm thấy ở khu bảo tồn này.

Max Ammer, người sáng lập công ty chuyên về lặn biển Papua Diving nói: "Có những khu vực đẹp vô tận và hàng trăm khu vườn san hô tuyệt đẹp".

Chứng kiến Raja Ampat rực rỡ của hiện tại, ít ai nghĩ rằng khoảng 20 năm trước, Raja Ampat đã suy tàn vì đánh bắt cá thương mại mất kiểm soát và các hoạt động không bền vững. May mắn sau đó, nhiều sáng kiến bảo tồn ra đời, giúp quần thể cá tăng trở lại, nạn săn bắt trộm cũng giảm khoảng 90%; san hô phục hồi, đặc biệt quần thể cá mập đã quay trở lại vùng nước yên bình này.


"Cuộc sống" đầy màu sắc của sinh vật biển ở Raja Ampat. (Ảnh: CNN)

Khoảng hai thập kỷ trước, khi Tiến sĩ Gerry Allen của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế lặn ở rạn san hô Cape Kri thuộc khu bảo tồn Raja Ampat, ông chỉ đếm được 327 loài cá trong một lần lặn. Một thập kỷ sau, con số đã lên đến 374 loài trong 90 phút.

Khi được hỏi về những địa điểm yêu thích để lặn ở Raja Ampat, Ammer nói rằng danh sách này gần như vô tận.

"Tôi vẫn luôn ngạc nhiên khi nhìn khung cảnh xung quanh trong quá trình lặn. Tôi tự hỏi liệu mình có đang mơ không".

Ngoài rạn san hô Cape Kri nổi tiếng thì rạn san hôi Sardines Reef được cho là có "nhiều cá đến nỗi chúng đôi khi cản ánh sáng mặt trời".

Đó là dưới mặt nước, còn trên mặt nước ở Raja Ampat cũng có rất nhiều điều khiến du khách bất ngờ.

Những giọt nước nhỏ xíu như chồi nấm phủ đầy cây nắp ấm và hoa lan rừng.

Loài động vật chân đốt lớn nhất trên cạn, cua dừa, có thể được tìm thấy trong các bụi rậm còn các loài chim quý như chào mào lưu huỳnh, chim mỏ sừng đua nhau bay lượn. Rừng ngập mặn dày đặc là vườn ươm cá con và là khu bảo tồn ẩn náu cho cáo bay hoặc dơi ăn quả.

Trên mặt đất, những chuyến đi bộ đường dài sẽ mang lại cho du khách tầm nhìn ngoạn mục ra những hòn đảo đá vôi mang tính biểu tượng và những đầm phá xanh mướt như ngọc.

Những hình ảnh đẹp như mơ ở Raja Ampat


"Tôi thường vẫn ngạc nhiên khi nhìn khung cảnh xung quanh trong khi lặn. Tôi tự hỏi liệu mình có đang mơ không",
Ammer nói. (Ảnh: CNN)


Raja Ampat là nơi sinh sống của hơn 1.600 loài cá và khoảng 75% số loài san hô được biết đến trên thế giới. (Ảnh: CNN)


Chứng kiến Raja Ampat rực rỡ của hiện tại, ít ai nghĩ rằng khoảng 20 năm trước, Raja Ampat đã suy tàn vì đánh bắt cá thương mại mất kiểm soát. (Ảnh: CNN)


Nằm ở cực tây bắc của tỉnh Tây Papua ở Indonesia, Mạng lưới Khu bảo tồn Biển Raja Ampat trải dài hơn 4 triệu ha và được tạo thành từ khoảng 1.500 hòn đảo. (Ảnh: CNN)


Du khách lặn biển ở Raja Ampat. (Ảnh: CNN)

Cập nhật: 07/09/2022 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video