Dịch Ebola sẽ bùng nổ sau 2 tháng nữa?

Theo WHO, chỉ còn khoảng 60 ngày để kiểm soát sự bùng phát Ebola, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của gần 5000 người.

Virus Ebola sống tự nhiên trên các loài động vật, chủ yếu ở vùng Hạ Sahara châu Phi. Hai đợt bùng phát dịch đầu tiên được ghi nhận vào năm 1976. Thủ phạm gây bệnh là một trong năm chủng virus thuộc chi Ebola, bốn chủng còn lại thường gây bệnh sốt xuất huyết chết người. Trước đây, virus gây bệnh Ebola còn được gọi là virus Zaire, được đặt theo tên cũ của Cộng hòa Dân chủ Congo ngày nay.

Hiện nay đang có hai vùng dịch bùng phát dữ dội ở châu Phi. Một là vùng Tây Phi - khởi nguồn lây nhiễm căn bệnh này sang Mỹ và các nước châu Âu. Còn lại là vùng thuộc Congo.

Vẫn không có thuốc chữa

Ebola có khả năng gây tử vong cao và có những triệu chứng bệnh rất hết sức ghê rợn. Tuy nhiên trong lịch sử, căn bệnh này "đến rồi đi" rất nhanh. Do vậy, các viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ít đầu tư nguồn lực vào công tác tìm kiếm phương thức chữa trị Ebola. Chỉ có những chuyên gia vũ khí sinh học mới tập trung nghiên cứu nghiêm túc về Ebola.


Nhân viên y tế cách xử lí xác nạn nhân nhiễm Ebola - (Nguồn Josephus Olu- Mammah - Reuters)

Hậu quả là, khi Ebola đột nhiên trở thành "sát thủ" khi giết chết trên 4.000 người trong thời gian ngắn, thế giới mới thật sự giật mình vì chưa có phương thuốc chữa trị căn bệnh quái ác và nguy hiểm này.

Số ít các thí nghiệm về vacxin vẫn còn đang được nghiên cứu bao gồm cả những ba dự án được phát triển ở Nga. Thế nhưng, còn lâu nữa các loại vacxin trên mới ra đời và trong khi đó, Ebola vẫn mặc sức hoành hành.

Các quốc gia quá nghèo nên bất lực

Các quốc gia nằm trong vùng dịch hiện nay đều thuộc nước nghèo với hệ thống chăm sóc y tế thô sơ và tập quán vệ sinh lạc hậu. Cho nên, hầu như các nước trên không có khả năng dập tắt dịch bệnh này.

Trong khi các quốc gia phương Tây có thể trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng chống lây nhiễm, hoặc khả năng tạo vùng cách li đối với người bệnh, thì các nước nghèo đói lạc hậu như Guinea, Sierra Leone và Liberia đều không có cả nguồn lực lẫn kinh nghiệm để tiến hành các biện pháp trên.

Mặc dù cộng đồng quốc tế đang ra sức hỗ trợ nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. Hơn thế nữa, nguồn quỹ của WHO đã bị cắt giảm trong thời gian gần đây khiến việc hỗ trợ cho các khu vực này càng trở nên khó khăn.

Phương Tây vẫn "thờ ơ"

Nhiều chuyên gia cho rằng Ebola có thể lây lan đến các nước phát triển bằng nhiều con đường (hàng không, du khách...), nhưng với tỉ lệ không cao.

Bởi lẽ, người bệnh Ebola chỉ có thể truyền bệnh sang người khác sau 4 đến 21 ngày. Có nghĩa là người ta có thể cách li những người tiếp xúc bệnh nhân Ebola, và tiến hành xét nghiệm trước khi họ lây bệnh sang cho những người khác.

Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Trong thực tế ở Mỹ và Tây Ban Nha, các nhân viên y tế dù có đầy đủ trang bị và kiến thức về Ebola vẫn bị nhiễm bệnh.

Nhiều chỉ trích hướng về phía chính phủ các nước phương Tây, đặt nghi vấn rằng các nhà chức trách đã quá chủ quan và thờ ơ trong khâu phòng, chữa bệnh.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo PLTPHCM
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video