Đặc điểm hiếm có trên cơ thể người

Có rất ít người mang đặc điểm lạ như nhóm máu "vàng", ngón tay bẻ ngược, tai động đậy, lỗ ở vành tai, lông mi kép, liếm cùi chỏ...

Máu "vàng"

Máu "vàng" là nhóm máu Rh-null, không có kháng nguyên của hệ thống nhóm máu Rh trên hồng cầu. Hiện trên thế giới đã phát hiện 40 người có máu "vàng".

Lỗ ở vành tai

Đặc điểm này có khả năng di truyền và có trên một hoặc cả hai tai. Đây là một lỗ thủng bẩm sinh, hình thành trong quá trình phát triển khi bạn còn là một bào thai. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể lý giải đặc điểm này, một số cho rằng lỗ nhỏ được di truyền từ sự tiến hóa từ tổ tiên chúng ta khi còn sống trong môi trường nước. Ước tỉnh chỉ 5% số người có đặc điểm này trên cơ thể.


Lỗ nhỏ trên vành tai là đặc điểm di truyền rất ít người sở hữu. (Ảnh: Bright Side).

Tai có thể động đậy

Tổ tiên của con người ngày xưa đã biến cách chuyển động ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Qua thời gian tiến hóa, phần cơ dùng để động đậy tai trở nên thừa và dần dần trở nên vô ích. Theo ước tính, chỉ có khoảng 22% dân số thế giới có khả năng làm một bên tai mình động đậy, 18% có thể thực hiện ở cả hai tai.

Má lúm đồng tiền

Đặc điểm này gây ra bởi cơ má đặc biệt trên khuôn mặt, hiện rõ nhất khi mỉm cười. Chỉ có khoảng 25% dân số thế giới có má lúm đồng tiền.

Ngón tay cái bẻ ngược 

Đặc điểm này là do sự xuất hiện của một gene đặc biệt bendy thumb. Người sở hữu có thể bẻ ngược ngón tai cái của mình ra phía sau một góc 90 độ. Khoảng 25% dân số thế giới có khả năng này.


Ngón cái có thể uốn cong 90 độ nếu bạn sở hữu loại gene đặc biệt bendy thumb. (Ảnh: Bright Side).

Động đậy từng ngón chân một

Phần lớn chúng ta không thể động đậy riêng chỉ một ngón chân mà không làm những ngón khác chuyển động theo. Lý do, chỉ có của ngón chân cái và ngón chân út là có phần cơ riêng, còn các ngón chân còn lại sử dụng chung một bó cơ. Chỉ có một số ít người có thể di chuyển riêng rẽ từng ngón chân một mà không làm ảnh hưởng đến các ngón còn lại, đặc biệt là 3 ngón giữa.

Lông mi kép

Lông mi kép là một dạng đột biến gen hiếm gặp ở vị trí FOXC2, số người mang loại gene đột biến này rất ít. Đây lại là một khiếm khuyết có thể gây tổn thương cho mắt vì mi mọc sâu vào mí mắt có thể gây xước hay giảm thị lực. Người mang gene này sẽ có hàng mi cong vút, dày giống như đang dùng mi giả.

Liếm cùi chỏ

Để làm được điều này, bạn cần phải có một chiếc lưỡi thật dài và cẳng tay ngắn. Chỉ có khoảng 1% dân số trên thế giới đáp ứng đủ hai tiêu chí trên.

Lưỡi chạm mũi

Khả năng này có thuật ngữ riêng là dấu hiệu Gorlin. Nó là đặc điểm di truyền và chỉ 10% dân số thế giới làm được.

Gân cổ tay

Bạn hãy thử duỗi thẳng tay, chạm ngón út vào ngón cái và nhấc cao hai ngón lên. Nếu thấy có dây chằng nổi lên rõ rệt gọi là gân cổ tay. Bộ phận này là minh chứng cho sự tiến hóa của con người từ động vật trong quá khứ khi tổ tiên của chúng ta sử dụng chi trước để leo trèo. Chỉ có khoảng 10-15% dân số có điều này.

Sở hữu "đôi tai Darwin"

Người mang đặc điểm này sẽ có một phần sụn lồi ra phía ngoài hoặc bên trong viền tai. Các nhà khoa học cho rằng điều này gây ra bởi sự tiến hóa từ tổ tiên con người, khi trước kia họ có đôi tai nhọn. Khoảng 10% dân số thế giới sở hữu đôi tai đặc biệt này.

Cập nhật: 01/11/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video