Diệt tuần lộc và chuột để bảo vệ chim

Giới chức Anh sẽ thực hiện chương trình tiêu diệt tuần lộc và chuột trên một hòn đảo ở phía nam Đại Tây Dương để bảo vệ các loài chim trên đảo.

Khoảng 3.000 con tuần lộc đang tàn phá cây cối, gây xói mòn trên đảo South Georgia. Chúng cũng phá hủy tổ và môi trường sống của những con chim cánh cụt hoàng đế cùng nhiều loài chim bản địa khác. Vì thế chúng trở thành mối họa lớn đối với môi trường của đảo, BBC đưa tin.

Trước đây tuần lộc không tồn tại trên đảo South Georgia. Vào năm 1911, những người săn cá voi tại Nam Cực đã mang theo 10 con tuần lộc tới đảo để lấy thịt tươi.


Tuần lộc đe dọa cuộc sống của chim cánh cụt hoàng
đế và nhiều loài chim khác trên đảo South Georgia.

Một nhóm người Sami làm nghề chăn thả gia súc tại Na Uy đã tới đảo South Georgia và đang chuẩn bị cho hoạt động tiêu diệt tuần lộc. Người Sami sống cùng tuần lộc nên hiểu biết của họ sẽ trở nên hữu ích trong nỗ lực diệt chúng. Họ sẽ lập những bãi bẫy thú với rào chắn xung quanh. Sau khi lùa tuần lộc vào đó, họ sẽ bắn chúng. Thịt tuần lộc sẽ được đem tới quần đảo Falkland để bán cho người dân, vì các nhà khoa học và nhân viên chính phủ là đối tượng duy nhất tới đảo South Georgia.

Diệt tuần lộc chỉ là một trong hai chương trình kiểm soát số lượng động vật trên đảo South Georgia. Nhiệm vụ lớn hơn là loại bỏ chuột, những con vật từng tới đảo nhờ những tàu săn cá voi và hải cẩu trong thế kỷ 18 và 19. Chuột sinh sôi rất nhanh do chúng không có kẻ thù tự nhiên. Hiện nay số lượng của chúng đã lên tới khoảng 200 triệu. Chúng ăn trứng chim và chim non. Hai loài chim đặc hữu trên đảo đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì chuột.

Từ tháng 2 tới, các nhà khoa học sẽ ném bả độc xuống một khu vực có diện tích 580km2 trên đảo để giảm số lượng chuột. Họ hy vọng việc diệt chuột và tuần lộc sẽ khiến số lượng chim trên đảo tăng tới mức 100 triệu con như trước kia.

Đảo South Georgia, nằm ở phía nam Đại Tây Dương, là một trong những lãnh thổ hải ngoại của Anh. Thuyền trưởng huyền thoại James Cook tuyên bố chủ quyền hòn đảo nhân danh nước Anh vào năm 1775. Do đảo chịu ảnh hưởng của khí hậu Nam Cực nên băng bao phủ 3/4 diện tích của đảo trong cả năm.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video