Điều chưa biết về loài "sâu-cỏ" giá bạc tỷ

Đông trùng hạ thảo được một nhà khoa học phát hiện và miêu tả đầu tiên vào năm 1843. Đó là một dạng ký sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette.

Đông trùng hạ thảo được xem như một loại đông dược quý, tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Loài nấm này phân bố ở một số khu vực thuộc châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng được xem là vùng Đông Á. Loài này thường mọc trên vùng cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc và Vân Nam (Trung Quốc), ở độ cao so với mực nước biển từ 4000 - 5000m.

Cơ chế xâm nhiễm của loại nấm này vào cơ thể sâu cho đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học lý giải. Họ đưa ra giả thuyết rằng có thể loài sâu này ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở trên da. Vào mùa đông, khi thời tiết lạnh giá, mầm mống của nấm bắt đầu xâm nhiễm vào cơ thể sâu non. Sau đó, các tế bào lớn dần, và cũng là lúc sự sống của loài sâu này kết thúc.

Nấm hút hết chất trong cơ thể sâu để vươn mình trỗi dậy. Thời gian mà con người có thể nhận ra chúng thường vào mùa hạ ấm áp và có mưa nhiều. Khi đó, loại nấm này tựa như chồi non đội đất nhú lên đón ánh nắng mặt trời và phát tán bào tử. Vì vậy, loài đông dược này mới có tên gọi "đông trùng hạ thảo".

Đông trùng hạ thảo có hình dạng kỳ quái, tựa như sự ra đời của chúng. Một con sâu to có tới 20 - 30 khoanh vằn khía. Đầu nó có màu nâu đỏ, đuôi tựa như đuôi tằm và có 8 cặp chân lớn nhỏ.

Khi còn tươi, ruột sâu căng đầy màu trắng ngà. Phần lá bằng ngón tay út, dài từ 4 - 12cm. Khi được sấy khô, Đông trùng hạ thảo có mùi tanh, nhưng khi đốt có mùi thơm. Đông trùng hạ thảo có tới 17 axít amin khác nhau, như D-mannitol, lipit, và có nhiều nguyên tố vi lượng khác như Al, Si, K, Na...

Theo sách dược cổ, đông trùng hạ thảo được xem như vị thuốc quý giá, bồi bổ cơ thể, có tác dụng tốt với các bệnh hen do hư phế, hư thận, liệt dương, di tinh, mỏi gối... và trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn. Đặc biệt, nó không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. Người ta có thể chế biến nhiều cách để làm món ăn.

Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức, đông trùng hạ thảo trong tự nhiên đang có nguy cơ tuyệt diệt. Tuy nhiên con người đã biết cách nuôi, cấy loại dược liệu này trong môi trường công nghiệp.

Theo VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video