Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất Thốn là gì?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần hiếm có.

Tết đã đến thật gần rồi, người người nhà nhà đang tranh thủ để sắm cho mình ít hoa cây cảnh để trang hoàng không gian gia đình. Và hẳn nhiên mọi người sẽ khó lòng có thể bỏ qua hoa đào - loại hoa đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết.

Sẽ là thiếu sót cực lớn nếu như Tết này bạn không nhắc đến loại đào Thất Thốn - hay đào tiến vua - loại cây chỉ các bậc nhà giàu, vua chúa thời xưa mới được thưởng lãm.


Cây đào Thất Thốn cổ thụ giá 160 triệu đồng, có dáng siêu trực – gốc hơi siêu một chút khi thân cây mọc thẳng.

Đào Thất Thốn hot rần rần bởi nhiều người tò mò về loài hoa đào tiến vua và cũng bởi mức giá khá "khủng" của nó nữa. Một cây đào mini Hà Nội cao 30 - 40cm có mức giá khoảng 2.000.000 đồng - 2.500.000 đồng/chậu, với cây đào to, đẹp hơn mức giá có thể lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng.

Điều đặc biệt của loại đào này là nó ra hoa cả ở gốc, ở cành và thân cây, hoa nở to, đỏ như màu máu với cánh hoa dày đẹp đến lạ lung. Màu đỏ của hoa đào kết hợp với nhị hoa vàng rực, chỉ mộ bông nở đã làm sáng bừng cả không gian, đem lại cảm giác ấm áp của mùa xuân. Loại hoa này còn quý ở chỗ hoa nở càng nhiều thì cành nhanh phai tàn, cây càng ít bông thì lại càng bền lâu.

Dân chơi đào trước kia vẫn thường truyền tai nhau câu nói “đếm hoa ra tiền” để nói về mức độ đắt đỏ của thất thốn. Thậm chí, có người còn đồn đại, vào năm đào mất mùa, để định giá cây cứ mỗi bông đào nở, chủ vườn “hét” giá 10 triệu đồng/ bông.

Vậy đào Thất Thốn là gì?

Theo các nghệ nhân trồng đào thì đào Thất Thốn là loại đào cổ, hiếm và rất đắt đỏ.

Mặc dù nguồn gốc và tên gọi của đào Thất Thốn có từ rất lâu nhưng để giải thích rõ ràng thì vẫn còn là ẩn số.


Đào Thất Thốn là loại đào cổ, hiếm và rất đắt đỏ.

Có người giải thích về tên gọi Thất Thốn theo 3 nghĩa.

  • Thứ nhất đó là mỗi cây đào thất thốn thì cứ khoảng 7 "thốn" (mỗi thốn bằng khoảng một đốt ngón tay) lại chia ra các cành nhỏ, mỗi đầu cành ra hoa hay có 7 bông tượng trưng cho chữ thất.
  • Nghĩa thứ hai là, lá đào Thất Thốn dài 7 khoảng thốn, gấp 3 - 4 lần so với lá đào thường.
  • Thứ ba là 7 năm đào Thất Thốn mới ra hoa kép 7 tầng, mỗi tầng hoa có 7 cánh.

Vào ban đêm hoa tỏa hương thơm thoang thoảng mà giống đào thường không có được.

Khác với các loại bích đào hay đào phai khác, sắc hoa của đào Thất Thốn cũng đặc biệt hơn.

Hoa đào đậm màu, không quá sẫm, nụ to, khi nở bông to, cánh kép tràn đầy sức sống. Lá, lộc đào cũng dày, xanh thẫm, mọc chìa đều ra xung quanh cành.

Trong mỗi thốn đào, có thể ra vài chục bông hoa cùng lúc. Bạn tin không khi những bông hoa đào kép có thể có tới 30 - 50 cánh/bông.

Khi hoa tàn, hoa không rụng cánh lả tả như các giống đào khác mà vẫn ở nguyên trên đài hoa.

Cái lạ nữa là hoa mọc thành "chùm" vài bông một, nhưng nếu không nở cùng lúc mà có bông nở trước, nó sẽ nở trùm lên những nụ khác, không cho những bông kia đẹp cùng.


Hoa mọc thành "chùm" vài bông một.

Đào Thất Thốn dáng bé nhỏ, chỉ cao chừng 1m, gốc cây xù xì, mốc meo, thân cây rắn rỏi, vào mùa đông nhìn như gốc củi mục. Vỏ cây nếu bóc ra thì tím màu mận chín chứ không có màu gỗ như các loại đào thường.

Có cây không lá, không chồi, không hoa, nụ thì đen xì, nhưng ẩn sâu trong những "cành củi" mốc meo ấy là những nụ hoa đào chờ đâm chồi, nảy lộc.

Đặc biệt hơn, hoa đào Thất Thốn còn có thể mọc ở giữa gốc, giữa thân. Có cây, hoa còn mọc ở sát mặt đất, có cây ủ nụ vài năm mới nở hoa.


Hoa mọc từ giữa gốc, giữa thân cây - điểm đặc biệt chỉ có ở đào Thất Thốn.

Một điểm cực "khó ưa" ở loài hoa đào Thất Thốn nở hoa không bao giờ nở đúng tết dịp Nguyên đán.

Thay vào đó, đào Thất Thốn thường chỉ ra hoa vào khoảng Rằm tháng Giêng để đón "tháng ăn chơi".

Chính vì vậy, các nhà vườn chăm cây thường phải tìm nhiều phương pháp nhằm giúp ép cho đào Thất Thốn ra hoa nở đúng dịp Tết như kích ấm trong nhà kính... Tuy vậy, điều này đôi khi rất khó.

Ấy thế nhưng đâu giống như giống đào khác, để có được một gốc đào Thất Thốn trưởng thành có thể cho thu hoạch ước tính phải mất 10 - 12 năm chăm sóc cơ.

Có lẽ chính sự đỏng đảnh, kiêu kỳ, tinh tế, đẹp mà "độc lạ" của đào Thất Thốn mà chúng còn được gọi là đào tiến vua - chỉ các bậc nhà giàu, vua chúa thời xưa mới được thưởng lãm.

Đào thất thốn được trồng ở đâu?

Nhật Tân, Hà Nội

Đào Thất Thốn, cái tên nghe lạ lẫm với không ít người dân Hà Nội, thứ hoa được dân chơi tôn là vương giả nhất trong các loại hoa đào. Trước đây, gần như nhà nào ở Nhật Tân cũng có đào Thất Thốn. Thất Thốn thường chỉ ra hoa sau rằm tháng giêng, được coi là loài hoa riêng của mùa lễ hội.


Thất Thốn đỏ từ rễ đỏ lên tới búp, mầm nhọn và cứng cáp như lưỡi kiếm.

Cũng không ai biết rõ loài hoa này vì sao lại có mặt ở Nhật Tân và có tự bao giờ. Nhiều người yêu loài hoa này đến nỗi đã đặt cho nó thêm những cái tên như đào thờ, đào bói, đào tiến vua... Hoa đào là loài có một đặc điểm riêng mà không một loại cây nào có được: Dù bị cắt lìa cành vẫn trổ hoa, kết quả. Đất càng cằn cỗi hoa càng đẹp. Thất Thốn còn có sức sống mãnh liệt hơn thế nữa, có thể sống được trong chậu, trong khi đào thường chỉ khoảng ba năm là chết. Thất Thốn thân ngắn, gốc sùi phồng xù xì, lá to và dài xanh đậm, vỏ cây nếu bóc ra thì tím màu mận chín chứ không có màu gỗ như các loại đào thường.

Giống đào xù xì, rêu mốc này có sức hút kỳ lạ, mỗi thốn cành cây, tức là độ dài bằng đốt ngón tay, có thể trổ tới bảy bông hoa, nên gọi là Thất Thốn. Thất Thốn đỏ từ rễ đỏ lên tới búp, mầm nhọn và cứng cáp như lưỡi kiếm. Hoa đỏ vô cùng, tựa như hoa hồng nhung vậy, có thể nở từ gốc, và đã có người yêu Thất Thốn đếm được hoa nở tới ba tuần, sở hữu một vẻ đẹp không một loại đào nào sánh được.

Đào thất thốn Đà Lạt

Đào thất thốn Đà Lạt là một loại cây cảnh có dáng lùn, đẹp tự nhiên, nở nhiều hoa, sai quả, tuổi thọ cao và có tên khoa học Prunus Persica, thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae).

Đào thất thốn Đà Lạt đầu tiên được một nghệ nhân ở Ấp Đa Thiện ( Đà Lạt ) - cụ Vũ Hữu Sửu, gây giống và phát triển vào năm 1968. Sau đó được một nghệ nhân ở ấp Hà Đông ( Đà Lạt) – cụ Ngô Nhật Tiên, đưa cây vào trồng chậu tạo thế phát triển thêm về mặt nghệ thuật. Hiện nay, đào Thất thốn Đà lạt có mặt ở hầu hết vườn cảnh của những nghệ nhân tại Đà Lạt.


Đào Thất thốn Đà Lạt có thể nhân giống bằng cách ghép, chiết và gieo hạt

Đào Thất thốn Đà Lạt là một loại cây có giá trị nghệ thuật rất cao trong bonsai - cây cảnh, có cây lên đến hàng chục triệu đồng. Ngoài các đặc điểm giống như đào thường như lá đơn, hình mác, mọc so le, có mép răng cưa; vỏ thân già màu xám; trái hình cầu có đầu nhọn; hạt hình bầu dục có một đầu nhọn và có vân lồi lõm, còn có một số đặc điểm sau:

  • 1. Tán cây thường rất rậm vì lá chen nhau, và vì lá đào Thất thốn Đà Lạt lớn và dài hơn lá đào thường; dài 10-20 cm, rộng 1,5-2 cm. Đào Thất Thốn Đà Lạt có nõn lá non màu xanh trong khi nõn lá đào thất thốn Hà Nội màu xanh phớt đỏ sậm. Đào thất thốn Hà Nội có lá ngắn và nhỏ hơn đào Thất thốn Đà Lạt.
  • 2. Tại đốt cây, khoảng cách giữa 2 lá của đào thất thốn Đà Lạt rất ngắn, cứ 1cm có 5-7 lá trong điều kiện ánh sáng thường. Đó chính là lý do khiến chiều cao của cây phát triển chậm. Mỗi năm cành và thân đào phát triển dài thêm được khoảng 3-5 cm.
  • 3. Cành và thân đào thất thốn nói chung cứng và giòn nên khó uốn, nhất là khi đã hóa mộc.
  • 4. Thân cây có nhiều vảy sẹo. Vỏ thân cây đã hóa mộc thường có màu xám trong khi thân đào Thất thốn Hà Nội có màu nâu sậm.
  • 5. Hoa đào Thất thốn Đà Lạt có màu hồng lợt với 5 cánh hoa, một vòi nhụy cái, khoảng 25 cuống và túi phấn hoa. Đào Thất thốn Hà nội có hoa kép cánh nhỏ hơn, màu đỏ sậm và thường ra hoa tập trung hàng loạt vào dịp tết. Đào Thất thốn Hà Nội ra hoa cũng dịp này nhưng trong khoảng thời gian kéo dài, rải rác hơn.
  • 6. Quả đào Thất thốn Đà Lạt lớn, đường kính trung bình 4-6 cm, màu vàng có má hồng sậm. Hạt nhỏ hơn đào thường và trái có vỏ mỏng, ít lông. Đào thất thốn Đà Lạt cho quả rất sai. Hoa đào tự thụ phấn, không cần thụ phấn chéo với giống đào khác.
  • 7. Thời gian thọ hàn thấp vì giống đặc chủng từ thành phố Đà Lạt nơi có nhiệt độ mùa đông không kéo dài bằng Hà Nội.
  • 8. Cây có giá trị trang trí 2 lần: một lần vào dịp tết khi cây ra hoa và một lần vào khoảng tháng tư âm lịch khi quả chín hồng trĩu cây.
  • 9. Tuổi thọ của đào thất thốn chưa được xác định chính xác mà các nhà trồng trọt đều nhận xét là đào Thất thốn ở độ tuổi 20 vẫn cho nhiều hoa, trái nhiều. Riêng những cây ở Đa Thiện từ năm 1968 hiện nay vẫn phát triển tốt.

Đào Thất thốn Đà Lạt có thể nhân giống bằng cách ghép, chiết và gieo hạt nhưng cây được nhân giống từ hạt vẫn giá trị hơn vì dễ chăm sóc và có tuổi thọ cao hơn.

Yêu cầu về đất trồng và dinh dưỡng của đào Thất thốn cũng như đào bình thường ngoại trừ khi trồng trong chậu phải đưa đào ra ánh sáng khoảng 10 giờ/ngày trong đó có 6 giờ ánh sáng trực tiếp. Khi đặt cây ở mái hiên nên để cây đặt cây gần tường hướng về phía nam. Với vị trí đó cây sẽ có ánh sáng chiếu nhiều nhất là ánh sáng phản chiếu từ tường. Có như vậy đào thất thốn mới đủ điều kiện phát triển tốt và trái chín có màu đỏ sậm.

Các thế đào Thất Thốn đẹp

Đào thất thốn nói chung vốn có dáng tự nhiên đẹp không cần tạo thế. Tuy nhiên các nghệ nhân trồng đào thất thốn thường có các xu hướng sau:

  • Dạng hình nấm: Dạng này thường được các nghệ nhân ở Hà Nội ưa chuộng khi trồng đào thất thốn Hà Nội ( theo Báo Hà Nội điện tử- Mong manh phận đào Thất thốn)
  • Dạng cắt uốn theo các thế Bonsai: Một số nghệ nhân bonsai thường tỉa, uốn tạo các thế truyền thống (theo luaviet.com.au/Essence of Vietnam).
  • Dạng cắt cành phát triển vươn ngang tự nhiên: Đây là dạng cây được bấm ngọn để tạo cành phát triển xa thân chính để cây hấp thụ được nhiều ánh sáng, cho trái nhiều, chín đỏ đều và ngọt.

Người chơi đào Thất Thốn thì phải chơi nguyên cả cây trong chậu chứ không chơi cành.

Ảnh đẹp về đào Thất Thốn

Cập nhật: 17/01/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video