Điều gì khiến bệnh lao trở thành kẻ giết người lây nhiễm rộng nhất thế giới?

Năm 2008, các nhà khảo cổ học đã khai quật hai bộ xương 9.000 năm tuổi và xương của họ bị nhiễm những vi khuẩn rất quen thuộc.

Người Hy Lạp cổ gọi nó là Phthisis, người Inca gọi nó là Chaky Oncay, người Anh gọi nó là Tuberculosis và đó cũng chính là bệnh lao ngày nay. Bệnh lao là một trong những kẻ giết người nguy hiểm nhất thế giới, số người chết bởi căn bệnh này hơn cả sốt rét hay thậm chí là HIV/AIDS. Vậy điều gì khiến bệnh lao trở nên cực kì nguy hiểm và có khả năng tồn tại lâu đến thế?


Bệnh lao là một trong những kẻ giết người nguy hiểm nhất thế giới

Cách mà vi khuẩn lao xâm nhập và tấn công cơ thể

Thông thường, vi khuẩn lao tồn tại trong không khí. Khi đã xâm nhập vào đường hô hấp, chúng sẽ gây nhiễm trùng phổi. Lúc này, đại thực bào của hệ miễn dịch sẽ đến nơi nhiễm trùng để tiêu diệt những vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, trong vài trường hợp mà hệ thống miễn dịch sẽ không đủ mạnh để tiêu diệt kẻ xâm nhập như những người bị suy giảm chức năng do HIV hay béo phì và có thai. Vi khuẩn lao sẽ tấn công ngược lại đại thực bào và không ngừng nhân lên bao quanh mô phổi.


Vi khuẩn lao sẽ tấn công ngược lại đại thực bào và không ngừng nhân lên quanh mô phổi.

Càng nhiều tế bào bị lây nhiễm, vi khuẩn càng tạo ra nhiều enzym phá huỷ và làm nhiễm trùng mô, gây nên những cơn tức ngực và hiện tượng ho ra máu. Những tổn hại trong phổi dẫn đến thiếu oxy. Điều này làm thay đổi nội tiết tố dẫn đến sự chán ăn và giảm sản sinh sắt. Từ đây, vi khuẩn lan đến xương, gây đau lưng và di chuyển khó khăn, đau quặn ở thận, ruột và ảnh hưởng đến não, đau đầu, thậm chí gây mất khả năng nhận thức.


Bệnh lao được ví như "Xác Chết Trắng" dưới thời Victoria ở nước Anh.

Sau đây là những triệu chứng của bệnh lao: Sụt cân, ho dữ dội và ho ra máu, làn da thiếu sức sống. Những dấu hiệu bên ngoài này khiến bệnh lao được ví như "Xác Chết Trắng" dưới thời Victoria ở nước Anh. Trong thời kỳ này, bệnh lao được xem là dịch bệnh "lãng mạn" vì nó thường tấn công những họa sĩ và nhà thơ nghèo vì họ có hệ thống miễn dịch yếu.

Con người đã chống trả như thế nào?

Năm 1882, nhà vật lý học người Đức Robert Koch đã nghiên cứu được nguồn gốc của vi khuẩn bệnh lao. 13 năm sau, nhà vật lý học Wilhelm Roentgen khám phá ra tia X, giúp các bác sĩ chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể người. Những kỹ thuật này là tiền đề để phát triển vắc-xin BCG để trị lao vào năm 1921. Những thành tựu này đặt nền móng cho thuốc kháng sinh và trở thành phương pháp điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay.


Khoảng 90% người mắc bệnh lao không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào.

Tuy nhiên, một vấn đề nan giải khác là chẩn đoán vì khoảng 90% người mắc bệnh lao không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Trong quá trình lây nhiễm ngầm này, vi khuẩn lao có thể ngủ đông và chỉ hoạt động khi hệ thống miễn dịch trở nên quá yếu. Ngoài ra, những phương pháp điều trị truyền thống cần thời gian dài đến 9 tháng và đòi hỏi rất nhiều thuốc, do đó, nguy cơ gây tác dụng phụ rất cao và những liệu trình đơn lẻ dễ khiến khuẩn lao trở nên kháng thuốc.

Ngày nay, bệnh lao vẫn đang hoành hành ở 30 quốc gia, vốn phải đối mặt với nhiều khủng hoảng về sức khỏe cùng nhiều trường hợp ẩn bệnh. Những chuyên gia sức khỏe đều cho rằng cần phương pháp chẩn đoán tốt hơn, những kháng sinh kích hoạt nhanh hơn và nhiều vắc-xin hiệu quả hơn. Những nhà nghiên cứu đã phát triển một loại xét nghiệm nước tiểu có kết quả trong 12 giờ, cũng như phương pháp điều trị bằng thuốc uống có thể rút ngắn thời gian điều trị đến 75%. Mong rằng, với những phát triển vượt bậc ta sẽ sớm có thể đẩy bệnh lao vào quên lãng.

Cập nhật: 17/11/2020 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video