Điều gì sẽ xảy ra nếu khủng bố nắm được trí tuệ nhân tạo?

Một chiếc xe không người lái là giấc mơ của nhiều người, nhưng sẽ trở thành ác mộng nếu nó rơi vào tay những kẻ khủng bố.

Những tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm tăng nguy cơ đến từ những kẻ có dã tâm lợi dụng công nghệ này để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố.

Viễn cảnh những chiếc ôtô không người lái đâm sầm vào đám đông người đi bộ, các tòa nhà chính phủ bị tấn công bằng thiết bị bay không người lái có thể sẽ sớm trở thành hiện thực trong 5-10 năm tới nếu cơ quan hữu trách không có biện pháp ngăn chặn.


Thế giới lo ngại về việc trí tuệ nhân tạo (AI) quay sang chống lại loài người. Nhưng viễn cảnh gần nhất chính con người sử dụng AI để chống lại đồng loại - (Ảnh: GETTY).

Nhưng những ứng dụng của AI không chỉ đơn giản như vậy. Điều gì sẽ xảy ra nếu các ứng dụng AI phức tạp hơn rơi vào tay của những kẻ có dã tâm xấu?

Đó cũng chính là câu hỏi được 26 nhà khoa học hàng đầu thế giới thuộc các trường đại học Cambridge, Oxford của Anh và Yale của Mỹ cùng với các chuyên gia quân sự đặt ra và tự trả lời trong một nghiên cứu gần đây.

Công trình công bố ngày 21/2 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ các đối tượng tội phạm và những kẻ tấn công theo kiểu "con sói đơn độc" sử dụng AI.

"AI là kẻ thay đổi cuộc chơi. Thế giới trong 5-10 năm tới sẽ ra sao đã được trình bày trong nghiên cứu này", Tiến sĩ Seán Ó hÉigeartaigh thuộc ĐH Cambride nói với báo Independent của Anh.

Các nhà nghiên cứu nhận định việc sử dụng AI với mục đích xấu đặt ra mối đe dọa không chỉ đối với không gian mạng, mà còn kéo theo các hậu quả chính trị khác. Nguy hiểm hơn, với AI, các cuộc tấn công khủng bố sẽ trở nên chính xác hơn, ít tốn thời gian hơn, dễ ẩn giấu nhưng nghiêm trọng nhất - sát thương ở mức chưa từng có.

Nghiên cứu dài 98 trang đã cảnh báo chi phí tiến hành các cuộc tấn công sử dụng AI thấp hơn các vụ tấn công sử dụng con người.

Với sức mạnh tự tổng hợp các hình ảnh, văn bản và âm thanh để bắt chước và đóng giả người khác, AI đủ sức gây ảnh hưởng và điều khiển dư luận. Tài liệu này cũng kêu gọi các chính phủ cùng các chuyên gia kỹ thuật và các nhà hoạch định chính sách phối hợp đưa ra các giải pháp ngăn chặn những mối nguy hiểm này.


Máy bay không người lái Heron 1 của Không quân Singapore được trưng bày tại Singapore Airshow vào ngày 8/2. Với tiến bộ khoa học, máy bay không người lái giờ trông "khủng" như máy bay chiến đấu thật - (Ảnh: REUTERS).

"Có những thứ chúng ta phải làm ngay từ bây giờ", TS Seán Ó hÉigeartaigh nhấn mạnh, "cần phải có cách tiếp cận mới, toàn diện hơn. Chẳng hạn thiết kế các phần mềm và phần cứng khó bị tấn công tin tặc hơn. Nên dành phần nào trong luật quốc gia hay các chuẩn tắc quốc tế cho AI cũng là chuyện cần bàn luận".

Báo cáo cũng đặt câu hỏi về liệu các học giả và chuyên gia có nên giới hạn công bố hay tiết lộ những bước phát triển mới trong lĩnh vực AI hay không khi vẫn chưa có những biện pháp ứng phó đối với các mối đe dọa tiềm tàng mà AI tạo ra.

Công nghệ AI bao gồm việc sử dụng các máy tính để thực hiện các nhiệm vụ thường đòi hỏi trí tuệ con người, như đưa ra các quyết định hay nhận diện các văn bản, lời nói và các hình ảnh.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, song sự phát triển của AI cũng bị cảnh báo sẽ mang lại những rủi ro tiềm tàng. Tỉ phú Elon Musk và nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Stephen Hawking cũng nhiều lần cảnh báo về những mặt trái của phát triển và sử dụng AI.

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng Anh: artificial intelligence hay machine intelligence, thường được viết tắt là AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các máy tính có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.

Tuy rằng trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu của tin học. Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc.

Các ví dụ ứng dụng bao gồm các tác vụ điều khiển, lập kế hoạch và lập lịch (scheduling), khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt. Bởi vậy, trí thông minh nhân tạo đã trở thành một môn học, với mục đích chính là cung cấp lời giải cho các vấn đề của cuộc sống thực tế.

Ngày nay, các hệ thống nhân tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình và trò chơi điện tử.

Cập nhật: 22/02/2019 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video