Điều gì xảy ra trong quy trình tái chế rác thải?

Tái chế rác thải là gì?

Hiện nay, vấn đề về môi trường đang khá nóng và đáng lo ngại. Rác thải nhựa hay thuỷ tinh cũng là một phần trong đó, khi nó thải ra môi trường thì cực kỳ khó phân huỷ và thậm chí phải mất đến hàng trăm hàng triệu năm. Do đó, tái chế rác được xem là phương pháp hàng đầu để nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Vậy tái chế rác là gì?

Rác tái chế là gì?

Rác tái chế là loại rác thải đã qua sử dụng nhưng vẫn còn khả năng tái chế, chúng sẽ được phân loại kỹ lưỡng và cho và các nhà máy tái chế để tạo thành nguyên liệu hoặc sản phẩm mới bán ra thị trường, đáp ứng các nhu cẩu của người tiêu dùng.

Hầu như các loại rác tái chế đều ở dạng rắn như: nhôm, đồng, inox, sắt thép, nhựa... chúng sẽ
được các cơ sở thu mua gom lại, tiến hành phân loại và tái chế theo đúng quy trình kỹ thuật.

Rác tái chế bao gồm những loại nào?

  • Các loại chai, lọ thủy tinh
  • Chai lọ hay thùng chứa được làm từ nhựa
  • Bao bì nhựa mềm
  • Hộp giấy, giấy viết, giấy in, bìa carton
  • Phế liệu sắt thép, nhôm, bình phun
  • Lá nhôm, inox
  • Nồi, chảo, xoong làm bằng kim loại đã hỏng
  • Báo, tạp chí, sách vở, bảng biển
  • Hộp đựng sữa, nước trái cây...

Một số lợi ích của việc tái chế rác thải

Qua tìm hiểu rác tái chế là gì chắc hẳn các bạn cũng đã biết được ít nhiều về lợi ích của việc tái chế rác thải đối với cộng đồng và môi trường như:

Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Tái chế rác thải sẽ hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên đất, nước... Nếu chúng ta tái chế được 135 tấn rác thì có thể tiết kiệm đến 1,9 triệu cây xanh và 3,5 triệu lít nước.

Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường

Tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ giảm tối đa khi chúng ta biết tái chế rác thải và tiết kiệm tài
nguyên. Khi bạn sử dụng lại giấy tái chế, có nghĩa bạn đã góp phần giảm thiểu được 35% vấn nạn ô nhiễm nguồn nước và 75% ô nhiễm không khí. Trong khi sử dụng hộp tái chế từ thiếc có thể giảm đến 97% vấn đề ô nhiễm nguồn nước và 95% vấn đề ô nhiễm không khí.

Giúp tiết kiệm năng lượng

Khi tái chế rác thải có thể tiết kiệm được rất nhiều năng lượng và tiền bạc, giúp giảm thiểu hiệu
ứng nhà kính, hạn chế tình trạng nóng lên của Trái đất và băng tan ở hai cực khiến nước biển dâng.

Chẳng hạn khi chúng ta tái chế 300 tấn rác thải thì có thể tiết kiệm đến gần 45 tỷ lít dầu, một con số cực kỳ ấn tượng.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động

Nguồn rác thải được tái chế thường xuyên, liên tục giúp người lao động có việc làm ổn định, hạn chế tình trạng thất nghiệp và giảm thiểu tối đa các tệ nạn xã hội.

Quy trình tái chế rác thải

Hai quy trình tái chế phổ biến nhất là tái chế một luồng và tái chế hai luồng.

  • Tái chế một luồng là khi tất cả các vật liệu có thể tái chế được đặt vào cùng một thùng để thu gom ở lề đường và được phân loại tại cơ sở tái chế.
  • Quy trình hai luồng yêu cầu người tiêu dùng phải phân loại rác tái chế của chính họ vào các thùng riêng biệt trước khi rác được nhặt và mang đi tái chế.

Một luồng là hình thức tái chế phổ biến nhất. Infographic dưới đây sẽ cho chúng ta biết quy trình tái chế giấy, tái chế nhôm và thép, thủy tinh, nhựa diễn ra như thế nào, cũng như việc phân loại nhựa nào khó tái chế nhất và loại nào dễ tái chế nhất.





Cập nhật: 24/02/2023 Batoro-Tinh Tế/accgroup
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video