Độ dài của ruột quyết định trí thông minh?

Bằng thực nghiệm, người ta khẳng định giữa sự phát triển trí tuệ, kích thước bộ não và chiều dài của ruột có mối quan hệ qua lại với nhau.

Các nhà khoa học cho rằng sự thông minh phụ thuộc vào kích thước của bộ não: não càng to càng thông minh. Tất nhiên, các mối liên kết giữa các nơron cũng đóng vai trò quan trọng, song yếu tố chủ yếu khiến các loài linh trưởng thông minh vượt bậc so với các động vật khác là tỷ lệ giữa bộ não và cơ thể của chúng cao hơn cả.

Thông thường ưu điểm nào thì cũng phải trả giá, mà cái giá ở đây là sự mắn đẻ và kích thước của ruột. Có nghĩa là nếu bộ não càng lớn thì chiều dài của ruột càng ngắn và càng mắn đẻ. Ruột cũng như con cái tiêu thụ rất nhiều năng lượng và thể tích não tăng thì sẽ không còn năng lượng dành cho nó. Do vậy để não lớn đành phải “hy sinh” chiều dài của ruột.

Thế nhưng càng ngày, những điều khẳng định này dần chỉ còn là giả thuyết chứ không còn được thực nghiệm ủng hộ và được coi là quy luật nữa.


Trí thông minh được quyết định bởi chiều dài của ruột.

Từ thế kỷ 19, người ta chứng minh được rằng những loài vật nào bộ não lớn thì sẽ sống sót được trong những điều kiện khắc nghiệt. Chẳng hạn nhà sinh học Mỹ Hermon Bumpus có nhận xét là loài sẻ nào não lớn thì sẽ chịu đựng được mùa đông một cách dễ dàng hơn.

Những nhà sinh học đương thời đã công nhận ý kiến này của ông sau khi xác định rằng bộ não lớn giúp các loài chim thích nghi được với cuộc sống nơi thành phố, trong khi chim não nhỏ chỉ sống được ở nông thôn.

Những nghiên cứu của các chuyên gia Thuỵ Điển thuộc Trường ĐH Upsala có thể nói là mang tính cách mạng. Họ làm thực nghiệm với mục đích kiểm tra lại hai giả thuyết: Về sự tăng tiến của trí thông minh và cái giá phải trả để một loài vật có được bộ não lớn.

Đối tượng để làm thí nghiệm là cá khổng tước (guppy). Các nhà khoa học đã chọn lọc cá con theo ý mình dựa trên kích thước bộ não theo hướng lớn nhất và nhỏ nhất qua nhiều thế hệ. Kết quả là họ thu được hai “dòng”cá mà kích thước của bộ não chênh lêch nhau 8% ở cá đực và 10% ở cá cái.

Sau đó các nhà nghiên cứu kiểm tra xem sự khác nhau kích thước bộ não của hai “dòng”cá có thể đưa đến những điều gì khác biệt.

Họ chỉ cho những con cá khổng tước những bức tranh vẽ hai hoặc bốn ký hiệu. Một trong 4 bức tranh đó vẽ một món ăn. Những con cá não lớn hiểu được nhanh chóng sự khác nhau giữa hai hình vẽ nhưng những con não nhỏ không sao dạy cho chúng phân biệt được điều đơn giản này.

Như vậy, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng sự thông minh quả thực phụ thuộc vào kích thước của bộ não. Đồng thời họ cũng chứng minh những con cá “ngu ngốc” luôn luôn mắn đẻ hơn. Chúng trung bình có 7 con trong khi những con cá “thông minh” trung bình có 6 con. Tương ứng như vậy, ruột những con cá não nhỏ nặng 5,5mg và cá não lớn chỉ là 4mg.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video