Theo Ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), tính đến ngày 13 tháng 10 tổng diện tích nhiễm rầy nâu trong tuần ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông nam Bộ là 33.282,3 ha.
Việc triển khai phòng chống rầy nâu diễn ra rất chậm chạp (Ảnh: BBC) |
Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, nông dân được khuyến cáo phun xịt thuốc trừ rầy, nhưng nhiều nông dân không áp dụng đúng phương pháp nên phun xịt không hiệu quả.
-"Điều này không những không trừ được rầy mà còn làm cho rầy bộc phát mạnh hơn hoặc kháng thuốc".
Trong khi đó nông dân thiếu vốn phải mua chịu lệ thuộc đại lý giới thiệu nên thuốc BVTV trong trường hợp này xem chừng không phải lúc nào cũng sẳn sàng để phun diệt rầy.
Tổng diện tích lúa bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng là 64.629,1 ha, tăng 4.796,26 ha so với một tuần trước đó, chủ yếu do tình hình tồi tệ hơn ở các tỉnh Bến Tre, Long An, Trà Vinh, và Tiền Giang, Vĩnh Long.
Khả năng lây lan rất lớn
Ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu ở các tỉnhđồng bằng sông Cửu Long nói với báo chí rằng kết quả kiểm tra virus trong rầy nâu bắt ngẫu nhiên ở Tiền Giang vào đầu tháng 10 cho tỉ lệ 66,7%, tức chưa có dấu hiệu dịch suy giảm.
"Tình hình này hiện nay thật sự đã là mối nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cho vụ sản xuất lúa đông xuân ở ĐBSCL dự kiến xuống giống tập trung kể từ tháng 11, là vụ lúa chính của cả nước."
Trả lời báo Nông nghiệp VN, Tưởng Ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu, ông Nguyễn Hữu Huân cho biết đã đề nghị lên Bộ xem xét, công bố dịch trên lúa mùa ở các tỉnh, thành phía Nam.
Nhà chức trách đề xuất ban hành chỉ thị nhằm tổ chức tháng ra quân đồng loạt tiêu diệt nguồn bệnh và vệ sinh đồng ruộng.
Họ cũng nói rằng các tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về công tác dập dịch.
“Để tiêu diệt nguồn bệnh cần huy động tổng lực sức dân nhổ bỏ cây lúa bệnh. Ban chỉ đạo dự kiến tham mưu Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn đề nghị huy động bộ đội, học sinh trung học, Cao đẳng, Đại học ở các địa phương và nông dân cùng dập dịch”, ông Huân cho biết.
Trong năm vừa qua rầy nâu đã phát dịch tại nhiều nước trồng lúa quan trọng ở châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam.
Thái Lan chỉ trồng một vụ mỗi năm nên không có rầy nâu, Indonesia thì diện tích lúa không tập trung.
Sản lượng lúa năm 2006 của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 18,75 triệu tấn, giảm gần 660 ngàn tấn so với năm 2005.
Do sản lượng lúa vụ ba tại đồng bằng sông Cửu Long giảm, sản lượng lúa vụ đông xuân năm 2006-2007 sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến của dịch rầy nâu và bệnh rầy nâu.