Đổ thử dung nham lên kính chống đạn và cái kết bất ngờ

Trong khi các loại kính thông thường ngay lập tức vỡ tan khi tiếp xúc với dung nham, thì kính chịu nhiệt và kính chống đạn cho thấy sự bền bỉ đáng kinh ngạc.

Thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy hoàn toàn ở 1400 - 1600 độ C. Trong khi đó, dung nham thường có nhiệt độ từ 700 - 1200 độ C. Tuy nhiên, người ta có thể đúc thủy tinh ở nhiệt độ 590 độ C. Điều này có nghĩa là nếu đưa dung nham tiếp xúc với thủy tinh, cấu trúc của nó sẽ bị phá vỡ nhanh chóng.

Một kênh YouTube đã thử nghiệm đổ dòng dung nham nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 1000 độ C vào các loại kính khác nhau để xem chúng sẽ xảy ra các hiện tượng gì.

Có thể thấy trong các thử nghiệm, dòng dung nham ngay lập tức khiến cửa kính thông thường và cửa kính ô tô vỡ tan khi tiếp xúc. Tuy nhiên khi gặp kính chống lửa và kính chống đạn, dung nham chỉ khiến mặt kính bị rạn nứt. Trong đó, cấu trúc tổng thể không bị phá vỡ.

Dựa trên mô tả, kính chống lửa được sử dụng có cấu trúc như một tấm kính dày, có nhiều lớp, và giữa các miếng được kết nối với nhau bằng các gel chống nhiệt, giúp gia tăng khả năng chống chịu khi gặp nhiệt độ cao. Khi gặp nhiệt độ trên 100 độ C, các lớp gel bắt đầu giãn nở thành một dạng ở thể cứng, không trong suốt, giúp cấu trúc tấm kính khó bị phá vỡ.

Dung nham thực chất là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, dung nham có thể lỏng ở nhiệt độ cao nhất khoảng 1200 đến 1300 độ C. Dung nham có thể chảy trên một quãng đường dài trước khi đông nguội thành đá.


Khi gặp kính chống lửa và kính chống đạn, dung nham chỉ khiến mặt kính bị rạn nứt.

Dẫu vậy, thành phần của dung nham sẽ quyết định tính chất của nó hơn là nhiệt độ khi phun trào.

Theo đó, các đá mác-ma được hình thành từ dung nham có thể được phân loại theo 3 nhóm dựa trên thành phần hóa học: felsic, trung gian, và mafic. Sự khác nhau của chúng liên quan đến nhiệt độ magma, độ nhớt và cơ chế phun trào.

Trong đó, dung nham felsic phun trào ở nhiệt độ từ dưới 650 đến 750 độ C, có độ nhớt cao do thành phần hóa học của chúng chứa nhiều silica, nhôm, kali, natri và canxi, tạo thành một chất lỏng polymer hóa giàu fenspat và thạch anh.

Dung nham trung gian (hay andesit) có ít nhôm và silica thường nóng hơn (trong khoảng 750 đến 950 độ C), có khuynh hướng ít nhớt hơn. Khi nguội, chúng sẽ tạo thành các khối đá có màu tối hơn, thường là các khoáng vật amphibol hoặc pyroxen ở dạng ban tinh (một loại kiến trúc của đá mác-ma).

Dung nham mafic (hay bazan) đặc trưng bởi hàm lượng sắt, và magiê cao, và nhiệt độ khi phun trào thường trên 950 độ C. Chúng có độ nhớt thấp, có khuynh hướng tạo ra các núi lửa dạng khiên mỏng hoặc "đồng bằng bazan", bởi tính chất tích tụ trên một diện rộng khi núi lửa phun trào.

Độ nhớt của dung nham được quyết định thông qua việc chúng có thể chảy thành dòng, hoặc ngược lại là tạo thành các khối bán rắn ngăn cản dòng chảy.

Điều thú vị là mặt trên của dòng dung nham sẽ có xu hướng biến thành thủy tinh, do tính chất nguội lạnh nhanh khi tiếp xúc với không khí hoặc nước.

Cập nhật: 01/07/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video