Độc chiêu chống làm giả “chứng minh thư” thời cổ đại

Thời cổ đại, “chứng minh thư” giản đơn tới mức chỉ có thông tin về tên họ, chức vụ. Ngày tháng năm sinh hay giới tính…đều không được đề cập.

Trong xã hội cổ đại Trung Quốc, dân thường không có thân phận lẫn địa vị xã hội. Vì vậy, “chứng minh thư” là thứ chỉ thuộc về những người có thân phận, có địa vị rõ ràng.

Thông tin trên “chứng minh thư” thời cổ đại tương đối giản đơn. Ví dụ thời nhà Đường, trên “chứng minh thư” thường có tên, chức vụ, chi tiết hơn nữa sẽ là nơi làm việc, chứ không hề có những thông tin căn bản như ngày tháng năm sinh, giới tính, chiều cao…Thậm chí ngay cả tên cũng không có và khi ấy, “chứng minh thư” chỉ đơn thuần là một vật chứng. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với chứng minh thư thời hiện đại, đó là: Nếu như “khổ chủ” có chức vụ kiêm nhiệm thì sẽ được ghi chú rõ ràng trên đó. Như vậy, thực chất, “chứng minh thư” thời cổ đại chính là thứ chứng nhận thân phận dành cho quan lại.


"Chứng minh thư"
thời cổ đại Trung Quốc thường chỉ dành cho quan lại. (Ảnh minh họa)

Với tính chất giản đơn như vậy, rõ ràng, “chứng minh thư” thời cổ đại bị làm giả là điều khó tránh khỏi. Thậm chí có cả hiện tượng to gan lớn mật giả làm hoàng thượng. Để ngăn chặn chuyện giả mạo, người xưa thường đặc biệt ghi chú những lời cảnh báo về hậu quả của việc làm giả, cho mượn “chứng minh thư”. Ví như nhà Minh đã đề ra quy định nghiêm ngặt: “Người mượn và người cho mượn chứng minh thư đều mắc tội như nhau”; những kẻ không có chứng minh thư tương xứng mà cả gan đặt chân tới nơi không được tới (như đột nhập vào chốn hậu cung) và làm những việc không được làm (như giả xưng là đại quan) đều phải “y luật luận tội”.


Chứng minh thư loại "ngư phù" thời nhà Đường.

Ngoài việc quản lý chặt chẽ, thời cổ đại Trung Quốc còn có hai “độc chiêu” khác nhằm ngăn chặn chứng minh thư giả:

Một là: Tạo ra dấu hiệu nhận biết chứng minh thư thật. Ví dụ với chứng minh thư loại “ngư phù” (loại phù hình con cá) chỉ cần làm thêm túi đựng, gọi là “ngư đại” để làm dấu hiệu nhận biết. Thời Đường Cao Tông Lý Trị, mỗi loại “ngư phù” luôn phải đi kèm một chiếc túi đựng phù hợp. Khi được hoàng thượng triệu kiến, kẻ bề tôi buộc phải đem theo cả “ngư phù” lẫn túi đựng để chứng minh thân phận của mình.

Hai là: Sử dụng các chất liệu khác nhau làm chứng minh thư. Tuỳ từng cấp bậc, chức vụ khác nhau, các chất liệu được sử dụng cũng không đồng nhất. Ví như thời nhà Đường, “chứng minh thư” của thân vương và các quan viên bậc tam phẩm trở lên thường dùng chất liệu bằng vàng, với các quan ngũ phẩm trở lên thì sử dụng chất liệu bạc, riêng các quan lục phẩm trở xuống thường dùng chất liệu đồng.

Theo Kienthuc, Peope
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video