Dơi giả ong bắp cày để tránh bị cú ăn thịt

Khi dơi tai chuột lớn (Myotis myotis) bị cú tóm gọn, nó sẽ nhại tiếng vo ve của ong bắp cày để đánh lừa kẻ săn mồi.

Tiếng kêu vo ve của dơi tai chuột có thể khiến con cú cho rằng nó là một loài côn trùng biết đốt, nhờ đó, dơi có đủ thời gian để chạy trốn. Nhóm nghiên cứu cho biết đây là lần đầu tiên bắt chước kiểu Bates được ghi nhận ở động vật có vú. Trong kiểu bắt chước này thì một loài không độc hại giả trang giống như một loài độc hại nhằm tránh khỏi bị săn bắt bởi những loài ăn thịt chúng. Nhà nghiên cứu Danilo Russo ở Đại học Napoli Federico II tại Portici, Italy, và cộng sự báo cáo về phát hiện hôm 9/5 trên tạp chí Current Biology.


Dơi tai chuột lớn nhại tiếng ong bắp cày để đánh lừa cú săn mồi. (Ảnh: Marco Scalisi)

Russo quan sát hành vi của dơi tai chuột trong lúc tiến hành nghiên cứu thực địa. "Khi chúng tôi gỡ những con dơi ra khỏi lưới hoặc xử lý chúng, chúng không ngừng vo ve như ong bắp cày", Russo chia sẻ.

Nhóm nghiên cứu cho rằng âm thanh vo ve là một dạng tiếng kêu căng thẳng khác thường. Họ nghĩ là có lý do khác khiến con dơi phát ra âm thanh. Có thể nó đang cảnh báo đồng loại hoặc ngăn cản động vật săn mồi. Nhóm của Russo gác vấn đề sang một bên và tiếp tục với những vấn đề nghiên cứu khác. Nhiều năm sau, họ quyết định thiết kế một thí nghiệm cẩn thận để kiểm tra giả thuyết về tiếng kêu vo ve của dơi tai chuột.

Trong nghiên cứu, đầu tiên Russo và cộng sự xem xét sự tương đồng về âm thanh giữa tiếng kêu của dơi và các loài côn trùng biết đốt. Tiếp theo, họ bật âm thanh cho cú nuôi nhốt nghe để quan sát phản ứng của chúng.

Những loài cú khác nhau phản ứng rất đa dạng, tùy theo kinh nghiệm trước đó của chúng. Tuy nhiên, chúng đều phản ứng trước tiếng vo ve của dơi và côn trùng bằng cách dịch ra xa khỏi nguồn âm thanh. Ngược lại, tiếng kêu của con mồi tiềm năng thu hút chúng tiến lại gần hơn. Nhóm nghiên cứu cho rằng phát hiện cung cấp ví dụ đầu tiên về hành vi bắt chước giữa động vật có vú và côn trùng.

Phân tích của nhóm nghiên cứu về các âm thanh hé lộ tiếng vo ve của dơi và côn trùng thậm chí càng giống nhau hơn khi nghe theo cách của cú. Họ suy đoán ong bắp cày chắc chắn có đốt cú, nhưng họ không có dữ liệu chứng minh. Có bằng chứng khác cho thấy chim thường tránh côn trùng có nọc độc. Ví dụ, khi ong bắp cày di chuyển vào tổ hoặc hốc cây, chim sẽ không làm tổ ở đó.

Cập nhật: 11/05/2022 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video