Các nhà khoa học cho biết nhiều rạn san hô tại vùng biển Đông Nam Á và Ấn Độ Dương chết hàng loạt trong vài tháng gần đây, và là một hồi chuông cảnh báo sự cấp thiết phải kiểm soát lượng khí thải carbon trên toàn cầu.
Tình trạng san hô chết hoặc đang hấp hối kéo dài từ quần đảo Seychelles, Anh cho tới quần đảo Sulawesi, Indonesia và trải dài đến Philippines, cũng như ở Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapore cùng nhiều địa điểm khác tại vùng biển phía tây và phía đông Indonesia.
Các chuyên gia môi trường đang khảo sát hiện tượng tẩy trắng san hô tại vùng biển Ujong Pancu, Aceh Besar, Indonexia hồi tháng 7-2010 - (Ảnh: PhysOrg)
“Đây chắc chắn là hiện tượng san hô chết hàng loạt tồi tệ nhất mà chúng tôi đã từng gặp vào năm 1998. Cho đến nay, khoảng 80% quần thể san hô Acropora và 50% quần thể các loài san hô khác tại những khu vực trên đã chết kể từ khi dịch tẩy trắng san hô bắt đầu hoành hành vào đầu tháng 5 năm nay”, tiến sĩ Andrew Baird - công tác tại ĐH James Cook (Úc) nói.
Nguyên nhân của hiện tượng tẩy trắng san hô - theo các nhà khoa học - là do nhiệt độ tăng cao làm môi trường nước ấm lên, gây sốc cho san hô và “đánh bật” các loài tảo ra khỏi san hô. San hô từ đây không còn người bạn tảo cộng sinh chuyên hấp thụ ánh sáng mặt trời và khí CO2 tạo dưỡng chất nuôi sống nó. San hô bị tẩy trắng và chết nhanh trên diện rộng.
Theo Cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia (NOAA), nhiệt độ bề mặt đại dương trong các vùng biển trên đạt mức cao kỷ lục là 340C, hơn 4 độ so với mức trung bình lâu dài của khu vực.
San hô chết sẽ kéo theo sự suy giảm các loài sinh vật biển, điển hình là các loài cá sống phụ thuộc vào các rạn san hô, từ đó làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đánh bắt cá địa phương, theo ông Baird.
Ông và các đồng nghiệp cho rằng “san hô chết hàng loạt gần như là chắc chắn là hậu quả của sự nóng lên toàn cầu” và hiện tượng trên chỉ có thể cứu vãn trừ phi “chúng ta có thể làm giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu”.
Tình trạng san hô chết hoặc đang hấp hối kéo dài từ quần đảo Seychelles, Anh cho tới quần đảo Sulawesi, Indonesia và trải dài đến Philippines, cũng như ở Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapore cùng nhiều địa điểm khác tại vùng biển phía tây và phía đông Indonesia.
Các chuyên gia môi trường đang khảo sát hiện tượng tẩy trắng san hô tại vùng biển Ujong Pancu, Aceh Besar, Indonexia hồi tháng 7-2010 - (Ảnh: PhysOrg)
“Đây chắc chắn là hiện tượng san hô chết hàng loạt tồi tệ nhất mà chúng tôi đã từng gặp vào năm 1998. Cho đến nay, khoảng 80% quần thể san hô Acropora và 50% quần thể các loài san hô khác tại những khu vực trên đã chết kể từ khi dịch tẩy trắng san hô bắt đầu hoành hành vào đầu tháng 5 năm nay”, tiến sĩ Andrew Baird - công tác tại ĐH James Cook (Úc) nói.
Nguyên nhân của hiện tượng tẩy trắng san hô - theo các nhà khoa học - là do nhiệt độ tăng cao làm môi trường nước ấm lên, gây sốc cho san hô và “đánh bật” các loài tảo ra khỏi san hô. San hô từ đây không còn người bạn tảo cộng sinh chuyên hấp thụ ánh sáng mặt trời và khí CO2 tạo dưỡng chất nuôi sống nó. San hô bị tẩy trắng và chết nhanh trên diện rộng.
Theo Cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia (NOAA), nhiệt độ bề mặt đại dương trong các vùng biển trên đạt mức cao kỷ lục là 340C, hơn 4 độ so với mức trung bình lâu dài của khu vực.
San hô chết sẽ kéo theo sự suy giảm các loài sinh vật biển, điển hình là các loài cá sống phụ thuộc vào các rạn san hô, từ đó làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đánh bắt cá địa phương, theo ông Baird.
Ông và các đồng nghiệp cho rằng “san hô chết hàng loạt gần như là chắc chắn là hậu quả của sự nóng lên toàn cầu” và hiện tượng trên chỉ có thể cứu vãn trừ phi “chúng ta có thể làm giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu”.