Cá heo tăng động khi ăn cá nóc, kiến ma cà rồng hút máu chính con mình… là những điều phi lý có thật ở động vật.
Những điều phi lý ở động vật
Khỉ vòi có chiếc mũi to quá khổ, trông có vẻ khá lố bịch so với gương mặt, nhưng đó là thứ có thể giúp con khỉ đực thu hút được con cái. Con khỉ nào có chiếc mũi to hơn có thể phát ra tiếng kêu to hơn, khiến đối thủ sợ phải rút lui. Ngoài chiếc mũi khổng lồ, khỉ vòi còn là loài linh trưởng duy nhất có thể nhai thức ăn giống như một con bò.
Thời gian giao phối của đà điểu đực châu Phi (Struthio camelus) ngắn bất thường. Đà điểu đực châu Phi là một trong số ít các loài chim có dương vật, nhưng nó lại hoạt động không tốt. Đà điểu có cơ chế cương cứng khác hoàn toàn với cơ chế cương cứng dương vật ở người, do đó, nó chỉ có thể duy trì sự cương cứng trong vài giây.
Nhện sử dụng bộ ria mép đi săn mồi. Loài nhện Huntsman nâu (tên khoa học là Sparassidae) mọc lông tơ trên khuôn mặt ấn tượng. Các sợi lông màu trắng xuất hiện nổi bật trong bóng tối và giúp nó thu hút con mồi.
Dơi quan hệ tình dục bằng miệng. Cụ thể, loài dơi ăn quả ở Trung Quốc được ghi nhận có hành vi quan hệ tình dục bằng miệng. Trong khi giao phối, những con dơi ăn quả mũi ngắn sẽ cúi xuống liếm dương vật của con đực, tạo kích thích trong thời gian khá dài.
Hải cẩu quấy rối tình dục chim cánh cụt. Hành vi phi lý này được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2008. Sau đó, vào năm 2014, hành động kỳ quái trên của loài hải cẩu chính thức được ghi nhận bằng hình ảnh. Các nhà khoa học vẫn đang bối rối đi tìm câu trả lời cho hành vi quái đản này.
Chim cánh cụt không thể nếm được vị của cá. Tuy cá là nguồn thực phẩm chính của chim cánh cụt, nghiên cứu chỉ ra chúng không thể nếm được mùi vị món ăn này. Nghiên cứu được công bố trong tháng 2/2015, nói rằng chim cánh cụt đã mất khả năng vị giác nếm cá, chúng chỉ có khả năng cảm thụ thức ăn chua và mặn.
Cá heo tăng động sau khi ăn cá nóc. Sau khi ăn cá nóc, cá heo sẽ nhìn chằm chằm hình ảnh phản chiếu của mình trong nước và bơi vòng vòng không mệt. Cá nóc có độc, đó có thể là nguyên nhân đầu độc thần kinh của những con cá heo.
Kiến ma cà rồng (dracula) hút máu chính con mình. Sở dĩ chúng có tên kiến ma cà rồng là vì sở thích hút máu ấu trùng của chúng. Từ kiến thợ đến kiến chúa đều có sở thích như vậy. Tuy nhiên chúng chỉ hút có chừng mực để ấu trùng không bị chết. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích vì sao loài kiến này lại có hành động dã man như vậy với chính người thân của mình.
Hải sâm có hậu môn đa chức năng. Loài hải sâm (Parastichopus tremulus) có hậu môn tuyệt vời, ngoài chức năng chính bài tiết còn dùng để hô hấp và ăn. Bởi vì chúng không có phổi, hải sâm có một bộ ống chạy xuống hai bên của cơ thể với rất nhiều chi nhánh khác nhau, chúng là những ống rỗng, với một cửa ở một đầu và hậu môn của nó ở đầu kia.
Chim cánh cụt có thể bắn phân ra xa. Chim cánh cụt có một sức mạnh đặc biệt, không phải là khả năng chịu đóng băng ở Nam Cực, cũng không phải tài năng bơi dưới nước… nó có khả năng bắn phân ra xa. Chúng làm điều đó để tránh làm bẩn tổ của chúng.
Loài rùa mai mềm ở Trung Quốc có thể bài tiết nước tiểu qua miệng. Loài rùa mai mềm của Trung Quốc có tên gọi khoa học là Pelodiscus sinensis, chúng có thể nhấn chìm đầu xuống nước trong khoảng thời gian kéo dài tới 100 phút và có thể bài tiết thêm gấp 50 lần lượng urê qua miệng của chúng so với qua cơ quan bài tiết ở cuối thân.
Ruồi bọ cạp đực có sừng hậu môn. Ở loài ruồi bọ cạp thuộc nhóm Dicerapanorpa, các con đực cũng có một cặp “sừng hậu môn” to bè, nằm lui lên trên cái ngòi một chút. Cặp sừng giúp các con đực bám chặt được vào con cái, khiến bạn tình không thể chống cự hoặc chạy thoát.