Doping thời hiện đại

Vận động viên người Phần Lan - Eero Mäntyranta đoạt hết huy chương này đến huy chương khác tại các Thế vận hội từ 1960 đến 1972. Các nhà khoa học chỉ tìm ra dấu vết bí mật của thành công 20 năm sau đó.

Nếu như ngày nay ông Mäntyranta vẫn là một vận động viên có lẽ người ta sẽ buộc tội ông doping gene. Ông có nhiều hồng cầu mang ôxy trong máu hơn các nhà thể thao khác – một lợi thế rõ ràng trước các đối thủ cạnh tranh. Nhưng làm thế nào ông có được lợi thế đó vẫn còn là điều bí ẩn cho đến năm 1993. Đến thời điểm đó, ngay chính Mäntyranta cũng không biết sức lực bền bỉ dường như không hề cạn của

Khi tập luyện vẫn không đủ, các nhà thể thao thường tự giúp mình bằng testosterone. (Ảnh: DPA)

mình từ đâu mà có. Mãi đến khi phân tích ADN người ta mới biết rằng một gene của ông đã biến thể: chính là gene kích thích sản xuất hồng cầu trong cơ thể. Sự khác biệt bé tí này đã biến người đàn ông nhỏ con trở thành nhà thể thao siêu đẳng.

Vài nhà thể thao nào đó cũng ước mơ điều này cho chính mình và có thể chẳng bao lâu nữa sẽ với tới mũi tiêm với những rủi ro và tác dụng phụ không ngờ được. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa phát hiện vụ doping gene nào nhưng các cơ quan giám sát và nhà nghiên cứu đã lo ngại từ nhiều năm nay rằng các nhà thể thao và những người trợ giúp về khoa học không lâu nữa sẽ cố đánh bóng bộ gene của các vận động viên.

Bao giờ cũng chậm hơn một bước

Chứng minh những mánh khóe như thế rất khó. Nhằm không khập khiễng bước theo sau các nhà thể thao – như ở các biện pháp doping khác – nhiều đội ngũ điều tra đã tìm cách chứng minh doping gene từ nhiều năm nay. Hội đồng y học của Ủy ban Thế vận hội quốc tế (IOC) bắt đầu quan tâm đến đề tài này lần đầu tiên vào năm 2001. Tiếp theo sau đó là Cơ quan chống doping thế giới (WADA) năm 2002, từ năm 2003 doping gene chính thức bị cấm. Từ đó WADA tài trợ cho nhiều nghiên cứu để chứng minh việc doping bằng gene, hiện nay là 25 dự án quốc tế.

Gene di truyền từ ống tiêm: Đưa chuyển gene vào cơ thể mặc dù là có thể làm được nhưng tác dụng phụ rất nguy hiểm. (Ảnh: DPA)

Thế nhưng lần này khoa học có nhanh chân hơn các nhà thể thao hay không vẫn là điều đáng ngờ. Các nhà nghiên cứu nói về doping gene không chỉ khi ADN lạ được đưa vào cơ thể, mà còn gồm cả những ảnh hưởng đến hoạt động của gene như các biện pháp ngăn cản gene tự nhiên (bật hay tắt gene) và các biện pháp gây ảnh hưởng đến biểu hiện gene. Đại học kỹ thuật München (Đức) hiện đã đưa ra danh sách 160 chuỗi ADN mà các vận động viên có ý định doping có thể sẽ quan tâm đến - danh sách này ngày càng dài ra.

Không có bằng chứng trực tiếp thì không thể xử phạt

Chứng minh gene được đưa vào trong cơ thể rất khó khăn. "Không phải là không có khả năng, vì chuỗi ADN được đưa vào khác với dạng tự nhiên", giáo sư Mario Thevis nói. Trong khi một gene tự nhiên cũng có những phân đoạn không có chức năng rõ rệt, ADN được đưa vào thường được rút ngắn chỉ còn lại những vùng có chức năng - và chính sự khác biệt này sẽ hiện ra dưới mắt của các nhà điều tra doping. Nhưng việc này vẫn còn có vướng mắc: "Các ADN này rất không bền và chúng tôi chỉ có thể chứng minh chúng trong vòng nhiều tiếng đồng hồ cho đến vài ngày", ông Thevis thở dài.

Vì thế mà các nhân viên điều tra doping phải dựa vào nhiều "át chủ bài" khác nhau. Do các quá trình tự nhiên trong cơ thể sẽ bị thay đổi khi doping gene, các nhà nghiên cứu dự định sẽ đo đạc những phản ứng xảy ra tiếp theo sau đó. Thí dụ như khi con số hồng cầu và lượng sắt chứa bên trong tăng đột ngột thì đó có thể là một ám chỉ cho doping gene. Đi con đường vòng này có nghĩa là các nhân viên điều tra thật ra phải biết rõ số liệu về máu của từng vận động viên một.

Chuột bên trái tăng trưởng trung bình, chuột bên phải có cơ bắp khổng lồ vì gene myostatin đã bị kìm hãm. (Ảnh: Johns Hopkins University Baltimore)

Và ngay trong trường hợp này thì họ cũng chưa xác định được hồng cầu được sản xuất nhiều hơn là do tập luyện cao độ hay do doping gene. "Tất cả đều là phương pháp chứng minh gián tiếp", ông Mario Thevis nói. "Để có thể xử phạt, chúng tôi phải đưa ra một bằng chứng trực tiếp, thí dụ như nhận diện một gene được đưa vào."

Các nhà khoa học cũng gặp khó khăn trong trường hợp doping cơ bắp, mặc dù họ biết rõ điểm doping tốt nhất là myostatin. Loại protein này thông thường hạn chế sự tăng trưởng của cơ bắp. Các nhà doping gene không những có thể kìm hãm ngay chính gene myostatin mà còn cả thụ quan liên kết với protein này nữa. Vì thế cơ bắp sau đó sẽ tăng trưởng gần như không kìm hãm được.

Sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu như các nhân viên điều tra được phép lấy mẫu cơ bắp: IgF-I là một loại protein thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp và thần kinh. Nhà nghiên cứu Mỹ Lee Sweeney từ Đại học Pennsylvania đã tiêm genen IgF-I vào trực tiếp vào cơ bắp của chuột. Những cơ bắp này sau đó đã phồng to ra thêm 30% - các bức ảnh của "con chuột Schwarzenegger" đã được truyền đi khắp thế giới. Có thể chứng minh được thủ thuật này trong cơ bắp nhưng không chứng minh được trong máu. Vì thế mà IgF-I là một cách doping hoàn hảo vì các nhân viên kiểm soát không được phép lấy mẫu mô từ cơ bắp ngay khi họ đang nghi ngờ. Một phẫu thuật như vậy quá lớn, gây đau và có quá nhiều rủi ro.

Phan Ba - Vnexpress (theo Spiegel Online)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video