Một loại độc tố trong nọc độc của loài bò cạp có thể giúp tăng tỷ lệ thành công của các cuộc phẫu thuật tạo đường vòng cho các bệnh nhân bị bệnh tim, theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Leeds (Anh).
Loài vật khiến nhiều người kinh sợ lại có những công dụng đặc biệt. (Ảnh: Internet).
Phẫu thuật tạo đường vòng được thực hiện nhằm tăng lượng máu vào tim ở những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành nặng, có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Trong cuộc phẫu thuật, một động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh từ một bộ phận khác của cơ thể sẽ được nối với động mạch vành bị tắc nghẽn.
Mạch máu mới này cung cấp máu giàu oxy xung quanh chỗ bị tắc nghẽn đến cơ tim.Tuy nhiên, việc tạo đường vòng này có thể thất bại nếu mô ghép tĩnh mạch bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể xảy ra nếu các phản ứng của vết thương trong cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc trường đại học Leeds đã phát hiện thấy rằng độc tố margatoxin – có trong một loài bò cạp ở Trung Mỹ - có thể đem lại giải pháp cho vấn đề này. Nhóm nghiên cứu cứu cho biết chất margatoxin giúp tăng tỷ lệ của các ca ghép tĩnh mạch ít nhất 100 lần so với sử dụng các chất khác.
Chất margatoxin có tác dụng ngăn chặn phản ứng tự nhiên của mạch máu với vết thương, vì thế giúp giữ tĩnh mạch thông suốt. Giáo sư Beech, người đứng đầu nghiên cứu, tỏ ra rất ngạc nhiên về tác dụng của chất margatoxin: “Tác dụng của margatoxin khiến chúng tôi kinh ngạc. Chỉ cần một lượng nhỏ chất này có thể tạo ra một tác dụng đáng kể.”
Giáo sư Beech cho biết rằng chất margatoxin có lẽ sẽ không thích hợp để làm thuốc uống hay thuốc tiêm vì có thể làm nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể được chế tạo như một loại thuốc xịt trực tiếp vào tĩnh mạch đã được cắt bỏ và đang chờ để được ghép vào tim.
Theo Hiệp hội Tim mạch Anh, mỗi năm ở Anh có khoảng 25.000 ca phẫu thuật tạo đường vòng cho các bệnh nhân động mạch vành.
Loài vật khiến nhiều người kinh sợ lại có những công dụng đặc biệt. (Ảnh: Internet).
Phẫu thuật tạo đường vòng được thực hiện nhằm tăng lượng máu vào tim ở những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành nặng, có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Trong cuộc phẫu thuật, một động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh từ một bộ phận khác của cơ thể sẽ được nối với động mạch vành bị tắc nghẽn.
Mạch máu mới này cung cấp máu giàu oxy xung quanh chỗ bị tắc nghẽn đến cơ tim.Tuy nhiên, việc tạo đường vòng này có thể thất bại nếu mô ghép tĩnh mạch bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể xảy ra nếu các phản ứng của vết thương trong cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc trường đại học Leeds đã phát hiện thấy rằng độc tố margatoxin – có trong một loài bò cạp ở Trung Mỹ - có thể đem lại giải pháp cho vấn đề này. Nhóm nghiên cứu cứu cho biết chất margatoxin giúp tăng tỷ lệ của các ca ghép tĩnh mạch ít nhất 100 lần so với sử dụng các chất khác.
Chất margatoxin có tác dụng ngăn chặn phản ứng tự nhiên của mạch máu với vết thương, vì thế giúp giữ tĩnh mạch thông suốt. Giáo sư Beech, người đứng đầu nghiên cứu, tỏ ra rất ngạc nhiên về tác dụng của chất margatoxin: “Tác dụng của margatoxin khiến chúng tôi kinh ngạc. Chỉ cần một lượng nhỏ chất này có thể tạo ra một tác dụng đáng kể.”
Giáo sư Beech cho biết rằng chất margatoxin có lẽ sẽ không thích hợp để làm thuốc uống hay thuốc tiêm vì có thể làm nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể được chế tạo như một loại thuốc xịt trực tiếp vào tĩnh mạch đã được cắt bỏ và đang chờ để được ghép vào tim.
Theo Hiệp hội Tim mạch Anh, mỗi năm ở Anh có khoảng 25.000 ca phẫu thuật tạo đường vòng cho các bệnh nhân động mạch vành.